Thanh tra là gì? Phân biệt giữa thanh tra, kiểm tra và giám sát
Chúng ta đã gặp rất nhiều với các khái niệm thanh tra, điều tra, giám sát. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về các khái niệm này. Vậy thanh tra là gì và đâu là sự khác biệt giữa các khái niệm trên.
Thanh tra là gì?
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Mục đích của hoạt động thanh tra
Hiện nay, hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp khác nhau.
Ai được quyền thực hiện hoạt động thanh tra?
Theo quy định của pháp luật, các hoạt động thanh tra chủ yếu sẽ xoay quanh những lĩnh vực như: đối tượng, nội dung, nghiệp vụ. Và cùng với đó, những người có thẩm quyền khác nhau sẽ được giao nhiệm vụ thi hành hoạt động thanh tra như:
- Với thanh tra đối tượng: các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lí nhà nước của tổ chức mình
- Với thanh tra nội dung: thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lí của nhà nước về sở hữu công nghiệp
- Với thanh tra nghiệp vụ: thanh tra theo trình tự nghiệp vụ do pháp luật quy định
Có thể nói, hoạt động thanh tra là hoạt động của các cơ quan hành pháp nhằm đảm bảo mục tiêu pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh tại các tổ chức, doanh nghiệp. Và trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Nếu như phát hiện được sai phạm thì các thanh tra buộc phải có những biện pháp xử lí nhất định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
► Theo dõi những kiến ngành nghề mới nhất hiện nay
Phân biệt thanh tra và kiểm tra
Giữa hai khái niệm: thanh tra; kiểm tra. Chúng ta có thể thấy những điểm khác nhau như:
- Về chủ thể tiến hành: mặc dù đều có chung chủ thể tuy nhiên hoạt động của kiểm tra rộng hơn thanh tra rất nhiều. Nếu người tiến hành thanh tra là cơ quan quản lí nhà nước thì hoạt động kiểm tra có thể được thực hiện bởi các tổ chức khác nhau. Hoặc thậm chí trong nội bộ của doanh nghiệp
- Về mục đích thực hiện: Với hoạt động thanh tra, mục đích thực hiện luôn rộng hơn kiểm tra. Đặc biệt, nếu cuộc thanh tra phải giải quyết những khiếu nại, tố cáo thì mục đích của hoạt động thanh tra lại càng rõ ràng hơn.
- Về phương pháp tiến hành: CÁc hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng đều áp dụng những cách làm khác nhau để đi đến bản chất cuối cùng của một vấn đề như: đối thoại, phỏng vấn, thẩm định, giám định….
- Về trình độ nghiệp vụ: Hoạt động thanh tra đòi hỏi người thực hiện cần phải có một trình đọ nghiệp vụ rất giỏi. Cùng với đó là việc am hiểm tường tận các kiến thức khác nhau về vấn đề cần nghiên cứu. Trong khi đó, công việc kiểm tra sẽ cần người có trình độ chuyên môn thấp hơn.
Phân biệt thanh tra và giám sát
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, hoạt động giám sát được hiểu là việc theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không. Vì thế, hoạt động thanh tra, giám sát đều được tiên hành trên cơ sở các quyền lợi, nghĩa vụ của chủ thể thanh tra và đối tượng phải chịu sự thanh tra, giám sát. Nhưng khái niệm giám sát cũng có các điểm khác nhau như:
- Giám sát mang tính quyền lực nhà nước: đây là hoạt động được tiến hành bởi chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền với một hoặc nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.
- Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước: là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể khác như: các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội đối với nội bộ tổ chức của mình.
Trên đây là một số điều cơ bản trong khái niệm thanh tra là gì. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn rõ hơn về công tác này trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức tìm việc bổ ích hiện nay tại: news.timviec.com.vn