Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?
Không ít người hiện nay vẫn còn chưa hiểu rõ được mức lương cơ sở là gì? Vậy cùng tìm hiểu định nghĩa lương cơ sở là gì và đâu là khác biệt cơ bản giữa lương cơ sở và lương tối thiểu nhé!
- Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
- Nguồn lực là gì? Tại sao cần phải chú trọng nguồn nhân lực
Mức lương cơ sở là gì?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1, điều 3, nghị định 72/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2018. Mức lương cơ sở được định nghĩa là mức căn cứ để:
- Đo lường, tính toán các khoản liên quan đến lương, phụ cấp bản lương dành cho các đối tượng người lao động theo quy định của nghị định.
- Tính toán các chi phí phát sinh của người lao động trong sinh hoạt để đưa ra một khung trả lương chuẩn.
- Tính toán các khoản mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho quyền lợi của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp.
Do đó, có thể hiểu đơn giản, lương cơ sở là một mức lương tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động trong một thời kì. Qua đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ được mức lương cơ sở theo đúng quy định của pháp luật để có thể chi trả kịp thời các khoản thu nhập cần thiết cho người lao động.
Mức lương cơ sở mới nhất hiện là bao nhiêu?
Theo các quy định của pháp luật như: khoản 2, điều 3, nghị định 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/07/2018 thì mức lương cơ sở hiện hành rơi vào khoảng 1.390.000 đồng/ tháng. Và hiện đã được điều chỉnh tăng lên 1.490.000 đồng theo nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018.
Điểm khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản
Hiện nay, hai khái niệm mức lương cơ sở và lương cơ bản rất dễ gây ra những sự hiểu nhầm dành cho người lao động. Do đó, người lao động cần nắm rõ những điểm khác biệt sau giữa mức lương cơ sở là gì và lương cơ bản:
Về cơ sở pháp lý
Hiện nay, mới chỉ có khái niệm mức lương cơ sở là được quy định bằng cơ sở pháp lí. Khái niệm lương cơ sở đã được quy định rõ ràng trong nghị định 72/2018/NĐ-CP của chính phú với những con số cụ thể. Và ngược lại với khái niệm lương cơ sở, lương cơ bản lại không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nào. Lương cơ bản chỉ là cách gọi mức lương mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận với nhau từ trước và được đưa vào nội dung của bản hợp đồng lao động.
Về đối tượng áp dụng
Đối với mức lương cơ sở: khái niệm này đã và đang áp dụng cho đối tượng là công nhân, viên chức, cán bộ nhà nước hoặc những người lao động trong khu vực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang… Lương cơ sở sẽ không được áp dụng đối với các đối tượng người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức không được nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Đối với lương cơ bản: Lương cơ bản thường sẽ được áp dụng với tất cả mọi loại đối tượng người lao động khác nhau. Kể cả là người lao động đang làm việc trong nhà nước cũng như những người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp tư nhân.
Những nhân tố tác động tới lương cơ sở, lương cơ bản
Đối với lương cơ sở: Lương cơ sở thường được nhà nước quy định để có thể đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Do đó, nếu có sự thay đổi như tăng hoặc giảm mức lương cơ sở thì sẽ phụ thuộc vào các nhân tố như giá trị kinh tế tăng trưởng, chỉ số giá cả, chính sách kinh tế của nhà nước…..
Đối với lương cơ bản: Do lương cơ bản là sự thỏa thuận đơn phương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nên lương cơ bản sẽ chỉ thay đổi dựa trên các yếu tố như: năng lực chuyên môn, thâm niên công tác, quy mô của doanh nghiệp…..
Trên đây là định nghĩa mức lương cơ sở là gì cũng như các điểm khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản. Người lao động dù ở ngành nghề nào cũng cần phải nắm rõ được khái niệm này để có thể đảm bảo các quyền lợi của mình.