Thanh lý hợp đồng là gì? Thông tin khi thanh lý hợp đồng cần nắm rõ
Thanh lý hợp đồng là gì? Bạn hiểu như thế nào về cụm từ này. Để nắm rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!
- Những biên bản thanh lý hợp đồng tiếng anh chuẩn nhất bạn nên biết
- Cách viết hóa đơn theo hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
Thanh lý hợp đồng là một cụm từ được nhắc đến trọng các pháp lệnh về kinh tế những năm 1989. Cho đến nay thì thuật ngữ thanh lý hợp đồng không còn thấy sử dụng hay nhắc đến trong các quy định. Nhưng trên thực tế, các công ty, doanh nghiệp các cá nhân tổ chức nhỏ lẻ vẫn phải sử dụng đến thuật ngữ này trong kinh doanh khi hợp tác với bên cung hoặc cầu.
Thanh lý hợp đồng là gì? Để có hiểu hơn về thuật ngữ này các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được dùng trong những văn bản pháp luật cũ về lĩnh vực kinh tế. Nên hiện tại có nhiều bạn vẫn chưa hiểu được định nghĩa này. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của thuật ngữ này thông qua những văn bản pháp luật để rõ hơn về thanh lý hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng chính là những biên bản được ghi nhận lại sau khi hoàn thành một giao dịch giữa 2 bên tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng hai bên cùng có lợi. Sau khi hoàn thành hợp đồng thì hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.
Khi ký hết hợp đồng thì hai bên đã cùng nhau đưa ra mọi điều khoản và được soạn thảo trong hợp đồng và sau khi hoàn thành hợp đồng thì hai bên cần phải đảm bảo thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng để hai bên cùng tiến hành thanh lý hợp đồng để thống nhất hợp đồng.
► Khám phá: Kiến thức các ngành nghề hiện nay để biết thêm những thuật ngữ công việc bổ ích khác.
Những nội dụng trong biên bản thanh lý hợp đồng
Một biên bản thanh lý hợp đồng bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Thực hiện hết những quyền hạn và nhiệm vụ trong hợp đồng được hoàn thành xong.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng không còn có sự thỏa thuận kéo dài thêm thời gian hợp đồng.
- Các hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ hay không còn hợp pháp, hợp lệ.
- Các hợp đồng kinh tế đã bị pháp nhân giải thế sẽ không được thực hiện khi chỉ có một bên đơn phương tiếp tục hoạt động.
- Người nhận trực tiếp nhận hợp đồng sẽ có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng kinh tế không đủ điều kiện đẻ tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Mục đích của thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng có nhiều mục đích, một số mục đích cơ bản cần tham khảo:
- Xác định lại các điều khoản, quyền hạn và nhiệm vụ được nêu rõ trong hợp đồng đến đâu. Trách nhiệm còn tồn tại và những hậu quả của công việc.
- Những nhiệm vụ đã thực hiện đúng với thỏa thuận và ký kết rõ ràng trong bản hợp đồng xem như đã chấm dứt. Nhưng nếu một bên chưa hoàn thành xong những điều khoản thì bắt buộc phải thực hiện hoàn chỉnh.
- Hai bên hợp tác hoạt động kinh doanh cần phải đưa ra các điều khoản chó trách nhiệm thực hiện và thi hành đúng với điều khoản để không xảy ra sai lệnh về tài sản và không để lại những sai phạm trong khi hoàn thành thủ tục hợp đồng trước khi thanh lý hết thời hạn.
- Hoàn thành các quyền và nhiệm vụ mà hai bên đã thỏa thuận và thực hiện thành công tránh những sự sai phạm làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh lý.
Biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng trong những trường hợp nào?
Không phải bất cứ khi nào muốn là chúng ta sẽ viết biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng chỉ được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Hợp đồng thanh lý sẽ được lập biên bản khi các hoạt động kinh tế, kinh doanh… đã thực hiện xong
- Biên bản thanh lý hợp đồng được sử dụng trong trường hợp hợp đồng chính đã hết hạn và không có thêm thỏa thuận nào về hợp đồng đó khi thực hiện
- Chúng ta sẽ lập biên bản thanh lý hợp đồng khi các thỏa thuận bị đình chỉ hoặc đang trong giai đoạn sắp/sẽ hủy bỏ
- Trong trường hợp các trao đổi không được tiếp tục, khi bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể dự án, công trình… đó thì cần lập biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
Một số mẫu thanh lý hợp đồng cơ bản để các bạn tham khảo trong quá trình thực hiện thanh lý hợp đồng đúng quy định đề ra.
Thẩm quyền ký kết biên bản thanh lý hợp đồng
Hợp đồng chính giữa các bên và biên bản hợp đồng sẽ được ký kết có thể do một người hoặc một người có đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm và được ủy quyền để thực hiện ký các công việc trên giấy tờ.
Trong các trường hợp quá trình thực hiện hợp đồng có sự thay đổi về tổ chức và cơ cấu thì các quản lý giữ chức vụ cao nhất có thể thay đổi người ủy quyền ký kết. Nếu có sự thay đổi những người này có thẩm quyền ký kết sẽ thuộc về cho những người thực hiện.
Hy vọng với những chia sẻ của news.timviec.com.vn trên đây các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình thanh lý hợp đồng hợp pháp. Để mọi giấy tờ biên bản hợp pháp trong quá trình hoạt động các bạn cần cập nhật thường xuyên về sự thay đổi nhé.