Lời khuyên hữu ích cho việc đàm phán kinh doanh thành công nhất
Đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp hiệu quả là cả một nghệ thuật cần rất nhiều kinh nghiệm. Vậy những lời khuyên hữu ích cho công việc này ra sao?
- Chiến lược kinh doanh là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp
- Thuật ngữ offer trong kinh doanh không phải ai cũng biết
Đàm phán kinh doanh với bên nhà cung cấp là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh nhất định cần thực hiện. Dù cho doanh nghiệp của bạn có tự sản xuất hàng hóa vẫn cần có những bên nhà cung cấp những nguyên nhiên liệu cần thiết. Vậy làm sao để đàm phán kinh doanh hiệu quả với nhà cung cấp để họ có thể hợp tác hiệu quả?
Để giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để đàm phán kinh doanh hiệu quả, bài viết dưới đây của news.timviec.com.vn sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích. Những lời khuyên này được đưa ra từ kinh nghiệm của những nhà đầu tư, CEO nổi tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!
Những lời khuyên giúp công việc đàm phán kinh doanh hiệu quả
Tổng hợp những kinh nghiệm đàm phán kinh doanh hiệu quả với những bên nhà cung cấp. Việc đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp có đạt hiệu quả hay không cần mất nhiều tâm huyết. Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này hãy tìm tòi và học hỏi dần để không chịu thiệt thòi.
Biết được đối tác và chính mình cần gì
Nghe thì có vẻ đơn giản, không có gì gọi là cao siêu nhưng nó lại không dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, đôi khi chính chúng ta còn chẳng biết bản thân mình muốn gì, làm sao có thể hiểu được tâm tư của người khác. Tuy nhiên, dù có khó bạn vẫn phải làm được điều này vì nó rất quan trọng trong công việc kinh doanh.
Là người đại diện cho công ty đi đàm phán với nhà cung cấp thì trước tiên bạn phải thật sự hiểu rõ mục đích hướng đến của công ty bạn trong buổi đàm phán này là gì. Khi nắm rõ được mục tiêu của chính mình thì bạn mới có thể đưa ra những kế hoạch thuyết phục đối tác hiệu quả được.
Một nguyên tắc cần đặc biệt ghi nhớ không để đối tác chiếm ưu thế, khẳng định vị thế và đòi hỏi quá nhiều quyền lợi vô lý. Để làm được điều đó hãy nghiên cứu thật kĩ công ty đối tác, xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ để đưa ra những chiến lược. Hãy thật rõ ràng minh bạch trong từng số liệu, chi phí cũng như phần trăm chiết khấu.
Kiên trì trong việc đàm phán kinh doanh
Đàm phán kinh doanh là một công việc cần bỏ ra không chỉ tiền bạc, công sức mà còn cả sự kiên trì, nhẫn nại. Bởi lẽ, có những bên đối tác không hề dễ thương lượng, học luôn đưa ra những yêu cầu không có lợi cho bên bạn. Vì vậy sự kiên trì nhẫn nại, không chịu bỏ cuộc sẽ giúp các bạn có những kết quả tốt nhất.
Phù hợp với lợi ích của đối tác
Tất cả mọi người đều hiểu rằng trong mỗi cuộc đàm phán thì lợi ích của hai bên đều là điều họ quan tâm nhất. Một cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán mà cả hai bên đều đồng ý những khoản lợi mà mình được hưởng từ phía đối tác. Vì vậy, hãy cố gắng tìm hiểu những điều mà đối tác mong muốn để bên phía công ty bạn có thể đưa ra những khoản điều lệ hợp lý nhất.
Là một nhà đàm phán chuyên nghiệp bạn phải là người có thể nhận ra được những thứ mà đối tác cảm thấy chưa hài lòng và khiến họ thỏa mãn. Điều này chẳng hề đơn giản chút nào, nó rất cần sự nhạy bén, tinh tế của chính những người đi đàm phán kinh doanh.
Đừng tự đào mồ chôn mình
Luôn giữ quan điểm nhưng vẫn linh hoạt tùy tình huống
Trong đàm phán nguyên tắc nhất định phải nhớ là giữ vững lập trường, quan điểm mà bên bạn đã lập ra trước đó. Trong một cuộc đàm phán chắc chắn không thể tránh khỏi việc đối tác cò kè, mặc cả liên tục với bạn. Rơi vào tình huống này cũng bởi lẽ phía đối tác luôn muốn mình phải đạt được lợi ích cao nhất dẫn đến giá cả liên tục được họ thay đổi.
Vì vậy, khi gặp phải những trường hợp nào hãy luôn giữ vững quan điểm mà bên mình đã đặt ra trước đó. Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc, bảo thủ, hãy linh động xử lý dựa vào mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Nhưng buộc phải hạn chế việc “cả nể” mà vượt qua giới hạn định sẵn của kế hoạch.
Bỏ suy nghĩ kẻ thắng người thua trong đàm phán kinh doanh
Tuyệt nhiên đừng bao giờ mang tâm lý “kẻ thắng người thua” vào bất cứ cuộc đàm phán kinh doanh. Điều này sẽ gây bất lợi cho bạn rất nhiều, cũng có thể việc đàm phán sẽ bị thất bại do nguyên nhân này. Hãy luôn suy nghĩ rằng họ chính là đối tác của mình, cả hai cần nhau để cùng phát triển. Vì vậy, hãy đối xử thật nhiệt tình với đối tác chắc chắn điều đó sẽ không khiến bạn thất vọng.
Trong đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp thì những kinh nghiệm mà chúng tôi đưa ra trong bài viết là hết sức cần thiết. Đó là những kinh nghiệm hữu ích giúp các bạn có những buổi đàm phán kinh doanh đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài những chia sẻ trên đây, bạn có thể tham khảo thông tin tìm việc làm tại: http://bit.ly/2VI8jCX