Công việc của kế toán là gì? Có cơ hội việc làm nào sau khi ra trường?
Kế toán đang là một lựa chọn khá phổ biến, được nhiều người yêu thích vì có sự ổn định, cần thiết trong bất cứ một doanh nghiệp nào nhưng không nhiều người nắm rõ được chính xác công việc của kế toán là gì?
Bất cứ doanh nghiệp, đơn vị tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện đại đều không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc tuyển dụng một kế toán chuyên nghiệp, có chất lượng cao. Do đó, kế toán trở thành một lựa chọn hấp dẫn, cấp bách và cực kỳ cần thiết trong thị trường lao động việc làm.
Để có được những cái nhìn tổng thể về ngành nghề hấp dẫn này, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được: Ngành kế toán là gì? Mô tả công việc của kế toán là gì? Có cơ hội việc làm như thế nào sau khi ra trường?
Ngành kế toán là gì?
Ngành kế toán được hiểu một cách cơ bản chính là sự kết hợp của “Kế” và “Toán”. Trong đó, “kế” là sự ghi nhận, liệt kê và tổng hợp, còn “toán” là sự tính toán… các giá trị, tài sản, của cải…
Nhìn chung, đây là ngành nghề thực hiện các công tác tiếp nhận, giải quyết và đưa ra toàn bộ số liệu, thông tin về tình hình luân chuyển tài chính kinh tế, giá trị và nguồn gốc tài sản của một doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Nghề kế toán có thể được chia làm 2 lĩnh vực: Kế toán doanh nghiệp và kế toán công.
Từ những dữ liệu đó, ban quản trị và lãnh đạo của tổ chức sẽ nắm rõ hơn kết quả hoạt động, đưa ra những quyết định điều chỉnh và thay đổi để tối ưu hiệu quả kinh doanh tốt hơn nữa.
Mô tả công việc của kế toán viên
Thông thường, mỗi ngày kế toán viên phải chịu trách nhiệm rất nhiều công việc đa dạng liên quan tới nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Vì chỉ cần doanh nghiệp đang hoạt động liên tục thì các nguồn tài chính luôn lưu chuyển không ngừng.
Nhiệm vụ cụ thể của kế toán viên:
- Tiếp nhận thông tin
- Tổng hợp và phân tích
- Xử lý và lưu trữ một cách hệ thống các luồng số liệu cần thiết
- Tổng kết và tư vấn những giải pháp quản lý hữu hiệu trong các hoạt động kinh tế, tài chính…
Ví dụ như, đầu tháng kế toán sẽ tổng kết số lượng nguyên vật liệu còn tồn kho và chuẩn bị nhập mới phục vụ nhu cầu kinh doanh, thanh toán tiền mua hàng, thu nhận tiền bán hàng, cuối tháng thì cần kết toán các khoản lời lãi hoặc chi phí kinh doanh, thanh toán tiền lương cho nhân viên…
Công việc của kế toán viên trong một ngày có thể chia ra những hạng mục như sau:
Tiếp nhận các luồng thông tin
Kế toán viên tiếp nhận các luồng thông tin về bút toán kinh tế, tài chính xảy ra nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Cùng với sự khác biệt về tình hình phát triển, quy mô sản xuất kinh doanh của mỗi một đơn vị từ nhỏ, vừa và lớn, sự khác biệt trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau… nên sẽ có những chứng từ, hóa đơn kế toán khác nhau.
Những số liệu và thông tin về hoạt động tài chính này sẽ được chuyển giao cho bộ phận kế toán sau khi phát sinh. Công việc của kế toán viên sẽ là tiếp nhận một cách chính xác, đảm bảo tính hợp lý và hợp lệ khi phát sinh.
Tổng hợp và nhập sổ kế toán
Những thông tin trên sau khi được kế toán kiểm định, xử lý tổng quát sẽ cần có sự ghi chép và lưu trữ, đảm bảo đúng sự chính xác, khoa học, an toàn và bảo mật. Các sổ kế toán khác nhau sẽ được dùng cho những mục đích ghi chép và các nghiệp vụ khác nhau.
Thống kê, đối chiếu, xử lý số liệu để xây dựng các báo cáo tài chính
Nhân viên kế toán dựa vào cơ sở trên để tổng hợp các loại hoạt động tài chính khác nhau, xây dựng các loại báo cáo tài chính, báo cáo quản trị thích hợp để thuận tiện hơn cho quá trình quản lý của lãnh đạo, sao cho đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Do nền kinh tế đã dần có xu hướng bão hòa nhưng không thể phủ nhận, nó vẫn đang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Các nhóm ngành kinh tế bắt đầu “chững” lại trong việc tuyển sinh nhưng cơ hội việc làm kế toán vẫn rất dồi dào, đặc biệt là nhu cầu với những nguồn nhân lực có chất lượng thực sự tốt.
Phụ thuộc vào bậc học, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ của mỗi người khác nhau, các sự lựa chọn việc làm sau này cũng có thể khác nhau.
Ví dụ như: kiểm toán, kế toán, thủ quỹ, kiểm soát viên, giao dịch ngân hàng, nhà tư vấn tài chính, giám đốc tài chính, thanh tra kinh tế hoặc giảng viên, nghiên cứu sinh… trong các doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội,…
Với những thông tin khái quát được cung cấp ở trên, hy vọng người đọc sẽ nắm được những kiến thức cơ bản để hiểu thêm về công việc của kế toán viên mỗi ngày.
➨ Xem thêm: Lương kế toán hiện nay cao hay thấp? Có những yếu tố nào quyết định?
T.P