Tiểu ngạch là gì? Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch gồm những gì?
Trong quá trình mua bán quốc tế, hình thức tiểu ngạch và chính ngạch là 2 loại hình được nhiều người quan tâm và sử dụng. Để hiểu hơn về tiểu ngạch là gì? Thủ tục để nhập khẩu tiểu ngạch gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm trên!
Tìm hiểu chung về tiểu ngạch
Tiểu ngạch là gì?
Tiểu ngạch là một trong 2 hình thức mua bán thương mại quốc tế có hợp pháp, với mỗi giá trị giao dịch nhỏ có tính ổn định thấp. Hình thức mua bán này diễn ra giữa nhân dân của hai nước có đường biên giới liền kề nhau, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các mặt hàng tiểu ngạch thường có giá trị nhỏ như: Hoa quả, quần áo, nông sản,….
Xem thêm: Kim ngạch là gì? Cách tính tổng kim ngạch nhập khẩu trong kinh tế vĩ mô
Định nghĩa xuất nhập khẩu tiểu ngạch
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là là hình thức mua bán thương mại hàng hóa quốc tế giữa 2 quốc gia liền kề, được nhiều các thương lái lựa chọn bởi chi phí vận chuyển thấp, thủ tục dễ dàng, đơn giản. Tại Việt Nam hình thức này diễn ra với các nước biên giới như: Lào, Trung Quốc, Campuchia,….
Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch cần những giấy tờ nào theo quy định pháp luật?
Khi thực hiện nhập khẩu tiểu ngạch, cần phải đảm bảo thủ tục rõ ràng, đúng với quy định của pháp luật, cụ thể:
Xem thêm: Custom clearance là gì? Kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp
Khai báo hàng hóa nhập khẩu
Đến cơ quan hải quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo cho hàng hóa nhập khẩu, sau đó nộp thuế theo quy định mới có thể nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa.
Khi khai báo hàng hóa nhập khẩu cần có một số giấy tờ quan trọng như sau :
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được UBND cấp tỉnh cấp
- Giấy chứng minh cư dân biên giới
- 2 tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B)
Không phải nộp thuế: Đối với trường hợp hàng hóa của cư dân biên giới là sản phẩm tự sản tự tiêu, với tổng giá trị thuộc mức tiêu chuẩn miễn thuế của Thông tư Liên Bộ => Cần đưa ra bằng chứng để hải quan có thể kiểm tra.
Phải nộp thuế: Đối với trường hợp giá trị mua bán vượt mức quy định, thì cần nộp với giá trị hàng hóa phần vượt đó.
Kiểm hóa hàng nhập khẩu
Khi muốn xuất hay nhập khẩu tiểu ngạch thì cần mang hàng hóa đến cửa khẩu để xuất trình và kiểm tra. Khi đó, trưởng hải quan sẽ dựa vào từng loại hàng để quy định phương pháp kiểm tra phù hợp nhất. Mọi quy trình kiểm hóa sẽ được chủ sở hữu hàng hóa chứng kiến.
Cán bộ có trách nhiệm kiểm hóa hàng nhập khẩu, sẽ dựa vào tờ khai đối chiếu lên các giấy tờ có liên quan để ghi lại kết quả kiểm hóa.
Khi đã kết quả kiểm hóa, trưởng Hải quan sẽ dựa vào đó để quyết định nộp thuế, cho hàng nhập khẩu và ghi chứng nhận thực nhập để hoàn tất thủ tục.
Việc luân chuyển giấy tờ cụ thể:
- Trả lại chủ sở hữu hàng hóa 1 biên lai thu thuế, 1 tờ khai hàng nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Nếu là hàng của cư dân biên giới thì trả 1 tờ CT13
- Lưu giữ các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu.
Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch có điểm gì khác biệt
Đều là hình thức mua bán thương mại quốc tế được nhà nước cấp phép, chính ngạch và tiểu ngạch có điểm nào khác nhau?
Nội dung | Tiểu ngạch | Chính ngạch |
Giá trị giao dịch | Mỗi lần nhập sẽ bị giới hạn số lượng hàng hóa, chỉ nhập được số lượng nhỏ theo quy định mà pháp luật đã đề ra | Số lượng nhập sẽ không bị giới hạn, với giá trị và chi phí hàng hóa không hạn định. Chỉ cần đảm bảo hàng hóa không vi phạm pháp luật, được nhà nước cho phép. |
Hình thức vận chuyển | Đường bộ => Bởi dựa vào tính chất mua bán của hàng hóa tiểu ngạch, thường là hình thức mua bán giữa 2 nước có chung đường biên giới nên thông thường sẽ được vận chuyển bằng đường bộ | Đường tàu biển, đường hàng không => Thông thường giá trị và số lượng hàng hóa sẽ rất lớn, nên cần đóng trong các container để đảm bảo chất lượng tuyệt đối |
Thủ tục và thuế | Bao gồm:
| Bao gồm:
|
Hàng hóa | Theo quy định của pháp luật, giá trị hàng hóa của nhập khẩu tiểu ngạch thấp, chủ yếu là các mặt hàng như: Mỹ phẩm, nông sản, hoa quả, thời trang,…. | Các loại mặt hàng thường có chất lượng cao, với giá trị lớn, đều phải có các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thật rõ ràng |
Rủi ro của hình thức nhập khẩu theo tiểu ngạch
Bên cạnh những ưu điểm của hình thức nhập khẩu tiểu ngạch mang lại, thì cũng có những rủi ro tiềm ẩn cần được lưu ý:
Xem thêm: CBM là gì? Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu như thế nào?
Giá không minh bạch
Đây là nhược điểm khá lớn, bởi thông thường hàng hóa nhập khẩu theo hình thức này sẽ khó để biết giá niêm yết cố định. Gây khó khăn cho những người mới tham gia nhập khẩu tiểu ngạch, không có được giá mua tốt.
Tính ổn định thấp
Tính ổn định của hình thức này được đánh giá là rất thấp, bởi các mặt hàng chủ yếu của tiểu ngạch là: thời trang, nông sản, hoa quả,….Đều là những mặt hàng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, xu hướng tiêu dùng và mùa vụ.
Gặp rủi ro cao khi vận chuyển hàng hóa
Các mặt hàng của tiểu ngạch thường được bán giữa 2 bên biên giới liền kề nhau, nên thường không có hóa đơn chứng từ, nên khi bị hải quan kiểm tra rất dễ bị giữ lại dẫn đến tình trạng tắc biên, thường xuyên xảy ra.
Trong nhiều trường hợp, mặt hàng còn bị giữ lại luôn do không có nguồn gốc nên khả năng hàng không về đến luôn có tiềm ẩn rất cao
Những điều cần lưu ý khi nhập khẩu tiểu ngạch
Để có thể sử dụng hình thức tiểu ngạch đúng với quy định của pháp luật, an toàn cần lưu ý các điều sau đây:
Các mặt hàng bị cấm không được vận chuyển tiểu ngạch theo quy định pháp luật
Do chịu sự quản lý từ nhà nước, nên các sản phẩm vận chuyển cũng cần đảm bảo có các thủ tục pháp lý như nộp thuế, kê khai hải quan,…Vì thế, không phải mặt hàng nào cũng được vận chuyển, điển hình như các mặt hàng dưới đây rất khó thông quan:
- Vũ khí quân sự, vũ khí cấm
- Các loại hàng văn hoá phẩm đồi truỵ bị nghiêm cấm
- Các loại bảo vật, cổ vật
- Tiền giấy, tiền tệ
- Các đồ vật có giá trị tương đương tiền
- Loại hàng gây nguy hiểm cho môi trường
- Ma túy, chất kích thích, hàng cấm
- Thực phẩm tươi sống,….
Các lưu ý nếu vận chuyển tiểu ngạch Trung Quốc
- Khi vận chuyển hàng hóa sẽ có trường hợp phải chuyển qua xe khác chứ không cố định 1 xe nhất định
- Lưu ý kỹ các thủ tục về nhận và kiểm hàng hóa
- Trước khi lựa chọn hình thức tiểu ngạch, nên biết rõ những điểm hạn chế của nó để có thể chấp nhận thay vì lách luật, vi phạm pháp luật
- Hàng vận chuyển không áp dụng cho các mặt hàng dễ hư hỏng, nguy hiểm,….
Trên đây là những thông tin về tiểu ngạch là gì? Những điều cần lưu ý khi nhập khẩu tiểu ngạch. Với những chia sẻ của News.timviec, mong rằng bạn sẽ có thêm được những hiểu biết bổ ích về hình thức mua bán thương mại quốc tế. Chúc bạn thành công!