Thuế tài nguyên: Những điều cần biết để không vi phạm luật
Thuế tài nguyên là một loại thuế bắt buộc đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác. Và trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thuế tài nguyên là gì? Cách thức tính thuế tài nguyên môi trường hiện nay.
Thuế tài nguyên là gì?
Theo các quy định tài luật quản lý thuế 2019, luật thuế tài nguyên 2009, thuế tài nguyên được hiểu là một loại thuế gián thu. Trong đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần phải nộp lại vào ngân sách nhà nước khi khai thác, sử dụng các dạng tài nguyên nhân định trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam. Và các tổ chức, doanh nghiệp khi khai thác cũng sẽ phải có nghĩa vụ khai thuế tài nguyên đối với toàn bộ sản lượng khai thác được hàng tháng để cơ quan thuế có thể quản lý được một cách dễ dàng.

Ngoài ra, với các tài nguyên khoáng sản, các doanh nghiệp sẽ cần phải khai báo với cơ quan thuế các phương pháp định giá với từng loại tài nguyên. Kèm theo đó là hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên khai thác theo quy định.
XEM THÊM: Chơi chứng khoán là gì? Cách chơi chứng khoán thành công
Đặc điểm của thuế tài nguyên môi trường?
Theo quy định của pháp luật, thuế tài nguyên có những đặc điểm nhất định như sau:
- Đây là một khoản thu của ngân sách nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp đang khai thác tài nguyên môi trường do nhà nước quản lý.
- Căn cứ để tính thuế tài nguyên sẽ được dự trên sản lượng đã thu và giá trị của các tài nguyên đó trên thị trường. Ngoài ra, căn cứ tính thuế sẽ không phụ thuộc vào mục đích khai thác của doanh nghiệp.
- Khoản thuế này sẽ được tính chung trong giá bán tài nguyên cho người tiêu dùng.
- Thuế tài nguyên sẽ áp dụng cho mọi trường hợp khai thác tài nguyên của các tổ chức cá nhân nếu tài nguyên đó nằm trong các đối tượng bắt buộc phải chịu thuế và không phụ thuộc vào các mục đích sử dụng khác nhau.
Các loại sản phẩm sẽ phải chịu thuế tài nguyên
Trong các văn bản quy phạm pháp luật như: luật thuế tài nguyên 2009, thông tư 152/2015/TT-BTC về các sản phẩm sẽ phải chịu thuế tài nguyên. Những sản phẩm nằm trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam sẽ phải chịu thuế bao gồm:

- Khoáng sản thuộc dạng kim loại.
- Khoáng sản phi kim loại.
- Các sản phẩm rừng tự nhiên, ngoại trừ động vật, hồi, quế, thảo quả…. Do người nộp thuế tự trồng hoặc được giao nuôi, bảo vệ.
- Các loại hải sản tự nhiên.
- Các nguồn nước tự nhiên, ngoại trừ nguồn nước dùng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước biển để làm mát động cơ.
- Yến sào có nguyên gốc thiên nhiên. Ngoại trừ các sản phẩm yến do các tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà để dụ chim yến về khai thác.
Những nguồn nguyên liệu trên sẽ là các loại sản phẩm mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải nộp, khai thuế tài nguyên. Ngoài ra, nếu có các sản phẩm nào cần được đưa vào danh sách đánh thuế môi trường sẽ cần phải do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
► TÌM HIỂU: Các kiến thức những nghề nghiệp hiện nay để có sự chủ động tốt nhất trong công việc.
Ai sẽ phải nộp thuế tài nguyên?
Theo quy định tại thông tư 152/2015/TT-BTC, những người sau sẽ bắt buộc phải khai báo, nộp lại các nguồn thuế tài nguyên cho ngân sách:
Với các hoạt động khai thác khoáng sản
Với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, người nộp thuế sẽ phải là đại diện của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nhà nước cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Trong trường hợp các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản. Doanh nghiệp được phép hợp tác với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thì người nộp thuế tài nguyên sẽ phải xác định theo các văn bản hợp tác đó.
Trong trường hợp tổ chức đã được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nhưng sau đó có văn bản giao lại cho các đơn vị trực thuộc khai thác thì người phải nộp thuế sẽ là các đơn vị trực tiếp khai thác tài nguyên.
Với các hoạt động khai thác của các doanh nghiệp liên doanh
Với các doanh nghiệp khai thác liên doanh, người nộp thuế sẽ phải là doanh nghiệp liên doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu hai bên cùng thực hiện hợp tác kinh doanh tài nguyên thì trách nhiệm khai thuế cần phải được xác định rõ ràng trong các văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh của hai bên.
Với các hoạt động thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên
Trong hoạt động nhận thầu thi công, nếu như có phát sinh khối lượng tài nguyên nhất định thì bắt buộc phải khai báo, nộp lại thuế với cơ quan thuế về các sản lượng tài nguyên khoáng sản khai thác được.
Với các hoạt động từ công trình thủy lợi
Với các hoạt động sử dụng nguyên liệu từ những công trình thủy lợi là nước thì các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích phát điện sẽ cần phải đóng thuế tài nguyên nước cho cơ quan thuế mà không cần biết về nguồn vốn đầu tư xây dựng.
Trong trường hợp nguồn nước từ các công trình thủy lợi được sử dụng vào các mục đích khác ngoài phát điện thì đơn vị quản lý công trình thủy lợi sẽ là người phải nộp thuế cho ngân sách.
Cách tính thuế tài nguyên theo quy định pháp luật.
Căn cứ tính thuế tài nguyên
Để xác định được giá trị chính xác về thuế của tài nguyên khai thác, chúng ta cần có công thức để tinh thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ kế toán như sau:
Thuế TN phải nộp = Sản lượng TN tính thuế X Giá tính thuế đơn vị X Thuế suất thuế TN

Ngoài ra, nếu trong trường hợp cơ quan chức năng có thể ấn định được mức thuế tài nguyên phải nộp thì công thức tính sẽ là:
Thuế TN phải nộp = Sản lượng TN tính thuế X mức thuế TN ấn định trên đơn vị khai thác.
► KHÁM PHÁ: Những tin tức tìm việc mới nhất tại: news.timviec.com.vn
Căn cứ xác định giá tính thuế TN
Theo yêu cầu tại thông tư 152/2015/TT-BTC, một số căn cứ để xác định giá tính thuế tài nguyên gồm:
- Là giá bán theo đơn vị sản phẩm mà tổ chức khai thác được trên thị trường
- Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng
- Giá tính thuế không thấp hơn quy định do ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố quy định. Nếu như giá bán thấp hơn giá tính thuế thì sẽ tính theo giá do UBND cấp tỉnh/ thành phố quy định.
- Giá thuế TN không gồm chi phí vận chuyển
Trên đây là một số chia sẻ về thuế tài nguyên là gì. Và nếu bạn đang cần tìm kiếm công việc có liên quan đến kế toán thuế, hãy theo dõi ngay thông tin tuyển dụng kế toán mới nhất tại website.

Tìm hiểu khái quát về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-05-2023, 16:14Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...

Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-05-2023, 11:07Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...

Associate Director là gì? Trách nhiệm của Associate Director
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-05-2023, 15:31Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...

Kỹ thuật là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 25-05-2023, 14:48" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...

Service charge là gì? Những điều cần biết về service charge
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 24-05-2023, 11:59Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...

Chief executive là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm của CEO
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-05-2023, 11:09Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...

Mã nguồn là gì? Tổng hợp đầy đủ kiến thức về mã nguồn
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-05-2023, 10:50Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới lập trình rộng lớn và đa dạng ngôn ngữ, câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất mà họ cần hiểu là "Mã nguồn là gì?". Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng cũng có nhiều người...
Management là gì? Vai trò, kỹ năng của một Manager cần có?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 19-05-2023, 10:44Management là một khái niệm không còn quá xa lạ trong môi trường công ty và doanh nghiệp. Nó được coi là một hoạt động cốt lõi để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể. Vậy, Management là gì và kỹ năng...

Viên chức là gì? Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 18-05-2023, 11:02Trong hệ thống hành chính công của một quốc gia, các thuật ngữ như viên chức, cán bộ, công chức thường được sử dụng để chỉ các đối tượng tham gia vào công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các thuật ngữ...

Accountant là gì? Mô tả chi tiết công việc của một accountant
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 17-05-2023, 11:40Accountant là một trong những nghề nghiệp quan trọng và cần thiết trong mọi tổ chức, từ doanh nghiệp nhỏ đến công ty đa quốc gia. Với vai trò đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính, accountant đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình quản lý...