Thẻ căn cước công dân là gì? Điểm khác biệt với chứng minh thư
Thẻ căn cước là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người Việt hiện nay bởi họ chỉ quen thuộc với khái niệm chứng minh thư nhân dân.
- Địa chỉ cư trú là gì? Những điều bạn cần nắm rõ về địa chỉ cư trú
- Địa chỉ thường trú là gì? Sự khác nhau giữa thường trú và tạm trú
Thẻ căn cước công dân là gì?
Thẻ căn cước chính là thẻ thể hiện các thông tin, đặc điểm nhận dạng cơ bản của công dân Việt Nam. Mỗi công dân Việt Nam đều có thẻ căn cước riêng của mình, không ai giống ai.
Hiểu đơn giản hơn thì thẻ căn cước công dân (CCCD) chính là chứng minh thư nhân dân (CMTND) thế hệ mới. Giấy chứng minh thư làm từ giấy, vì vậy dễ bị nhàu nát, hỏng hóc hoặc thất lạc, gây khó khăn cho quá trình chứng minh thân phận công dân. Chính vì vậy, nhà nước đã cho ra đời thẻ CCCD.
Thẻ căn cước được làm từ nhựa dẻo, hay nói chính xác hơn là làm từ phôi thẻ từ, tương tự như thẻ ATM của các ngân hàng. Đó cũng là lý do nó đẹp hơn, bền hơn và tiện dụng hơn chứng minh thư nhân dân rất nhiều.
Thẻ căn cước công dân trong tiếng Việt dịch sang tiếng Anh là “Identity Card”, viết tắt là ID. Chứng minh thư nhân dân dịch sang tiếng Anh cũng là “Identity Card”. Đây không phải là người dịch dịch sai như nhiều người vẫn tưởng mà do trong ngôn ngữ quốc tế thì thẻ căn cước công dân và chứng minh thư nhân dân không có sự khác biệt, chúng chính là một. Vì vậy nên trong tiếng Anh chúng đều gọi là “Identity Card”, chỉ trong tiếng Việt chúng mới có sự khác biệt.
► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức nghề nghiệp mới nhất hiện nay để có sự chuẩn bị tốt nhất trong công việc của mình.
Điều kiện để được cấp thẻ căn cước
Để được cấp thẻ căn cước công dân, chúng ta chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện đơn giản đó là:
- Là công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên
- Có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh/thành phố đã triển khai sử dụng thẻ căn cước.
Việt Nam hiện có 63 tỉnh/thành, trong đó có 47 tỉnh/thành vẫn cho phép sử dụng giấy chứng minh thư nhân dân, chỉ có 16 tỉnh/thành sau là triển khai sử dụng thẻ CCCD 100% bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Tây Ninh; Cần Thơ; Quảng Bình; Thanh Hóa; Vĩnh Phúc; Hà Nội; Hưng Yên; Hà Nam; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình; Hải Dương; Hải Phòng; Quảng Ninh.
Căn cước công dân gồm những thông tin gì?
Mặt trước thẻ sẽ có các thông tin như sau:
- Số căn cước công dân
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Giới tính
- Quốc tịch
- Quê quán
- Nơi thường trú
- Có giá trị đến (thời hạn, ngày hết hạn)
Mặt sau thẻ sẽ có các thông tin:
- Mã vạch
- Ngón trỏ trái
- Ngón trỏ phải
- Đặc điểm nhận dạng
- Ngày cấp
- Nơi cấp thẻ căn cước
► Tham khảo: Việc làm xây dựng đến từ các nhà tuyển dụng hàng đầu trên cả nước đang được đăng tải
Thẻ căn cước và chứng minh thư khác nhau thế nào?
Số thẻ căn cước công dân gồm 12 số thay vì 9 số như CMND. Công thức để tạo nên 12 số CCCD khoa học hơn CMND. Và giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại của CMND. CMND gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký thường trú. CCCD gắn với tỉnh thành đăng ký khai sinh. Nơi đăng ký thường trú thì thường xuyên thay đổi, còn nơi đăng ký khai sinh cả đời không đổi. Phía dưới, tôi sẽ nói kỹ hơn về công thức này.
Điểm khác biệt đầu tiên giữa thẻ CCCD và giấy CMTND chính là số thẻ căn cước gồm 12 chữ số trong khi chứng minh thư chỉ có 9 chữ số. CMTND gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký thường trú còn thẻ CCCD lại gắn với đầu số của tỉnh thành đăng ký khai sinh.
Chắc hẳn ai cũng nhận ra rằng nơi đăng ký thường trú thì vẫn có thể thay đổi nhưng nơi đăng ký khai sinh thì không bao giờ đổi. Chính vì vậy những con số của thẻ căn cước đã thể hiện sự ưu việt hơn.
Thẻ CCCD không có thông tin về dân tộc hay tôn giáo như giấy CMTND nhưng đổi lại nó có thêm mục quốc tịch. Việc làm này đã thể hiện tầm nhìn xa của người tạo ra thẻ căn cước. Nó sẽ trở thành 1 loại thẻ mang tầm vóc quốc tế, trong tương lai có thể thay thế cho cả hộ chiếu.
Ngày hết hạn của thẻ căn cước cũng được ghi rõ ràng hơn chứng minh thư. Khi thẻ căn cước hết hạn thì công dân sẽ dựa trên ngày/tháng/năm ghi trên thẻ để đi xin cấp thẻ mới. Còn chứng minh thư thì chỉ có 1 thời hạn rất chung chung là 15 năm mà thôi.
Nơi cấp căn cước công dân chỉ có một, đó là Cục Cảnh sát Đăng ký Quản lý Cư trú và Dữ liệu Quốc gia về Dân cư. Việc chỉ có 1 cơ quan quản lý sẽ giúp tránh được các sai sót và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực của Nhà nước.
Còn cơ quan cấp chứng minh thư là Công anh các tỉnh thành, mỗi tỉnh một khác, điều này phần nào gây khó khăn và sự không đồng nhất trong công tác quản lý. Vì vậy công dân Việt Nam nên sớm đổi từ giấy CMTND sang thẻ căn cước công dân.
Với những thông tin được cung cấp ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu thẻ căn cước công dân là gì và những thông tin liên quan đến thẻ căn cước cần nắm rõ. Thẻ căn cước là loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mỗi công dân, nên các bạn luôn phải mang theo bên người để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
► Theo dõi những tin tức tìm việc mới nhất hiện nay để có định hướng công việc tương lai tốt nhất.