Bật mí “học kiểm toán ra trường làm gì? Học khối nào? Ở đâu?”
Nghề kiểm toán với tính chất ổn định, dần trở nên khá phổ biến tại Việt Nam đã thu hút các bạn trẻ thuộc nhóm ngành kinh tế theo đuổi. Tuy nhiên, những câu hỏi như “học kiểm toán ra làm gì?” là đắn đo của không ít các bạn sinh viên. Hãy cùng News.timviec giải đáp những thắc mắc dưới đây.
Định nghĩa về kiểm toán
Kiểm toán là quá trình đánh giá, thu thập những bằng chứng liên quan về thông tin tài chính nhằm xác định mức độ phù hợp giữa chuẩn mực được thiết lập so với thông tin được cung cấp bởi kế toán. Người kiểm toán nhận tài liệu, báo cáo tài chính, số liệu từ kế toán và kiểm tra, đánh giá, xem xét đưa ra kết luận và nhận định đúng đắn trước tổ chức kinh doanh, sản xuất, quản lý nhà nước.
Xem thêm: Kiểm toán là gì? Mô tả công việc của kiểm toán tài chính
Những người quan tâm tình hình tài chính của một tổ chức, nhưng chưa có nghiệp vụ về tài chính đó là đối tượng cần đến kiểm toán để có thể xem xét, đánh giá phù hợp để có được những quyết định đúng đắn.
Kiểm toán có những đặc điểm gì?
Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán.
- Vào năm 1991, Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện ngành nghề kiểm toán, đó cũng là mặt lợi khi có thể tận dụng những thành quả đi trước của nước ngoài. Tuy nhiên, mặt hại là kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa có nhiều, trình độ còn hạn chế.
- Qua nhiều năm phát triển, kiểm toán tại Việt Nam cũng có những thành công nhất định. VACO hiện là công ty đầu tiên ở Việt Nam đạt trình độ quốc tế cung cấp các dịch vụ với lượng khách lớn nhất.
- Từ khi bắt đầu xuất hiện và hoạt động cho đến tận bây giờ, kiểm toán đã không ngừng phát triển, nâng cao, trở thành vị trí không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam, giúp phát hiện và ngăn ngừa những lãng phí, thực hiện minh bạch báo cáo tài chính, điều hành, quản lý kinh tế tài chính,….
Những đặc điểm của kiểm toán
Kiểm toán là ngành nghề hoạt động chủ yếu với các báo cáo kế toán khá nhiều, ngoài trang bị những kiến thức chuyên môn vững vàng, những người làm kiểm toán cần nắm bắt những đặc điểm rất riêng của ngành nghề này:
- Tính minh bạch: sự minh bạch là yếu tố quan trọng đảm bảo doanh nghiệp hoạt động vững chắc và ổn định. Mọi nội dung kiểm tra, xem xét,đánh giá đều được công khai minh bạch. Thông tin trên báo cáo phải đảm bảo nội dung,độ tin cậy và trình bày nhất quán giữa các thời kỳ với các đơn vị để có thể so sánh và đánh giá một cách rõ ràng nhất. Vì vậy, đức tính trung thực, minh bạch là yêu cầu quan trọng đối với ngành nghề này.
- Tuân thủ theo nguyên tắc: là những nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, những quy định pháp luật cần tuân theo, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và thành thạo các kỹ năng làm thủ tục kiểm toán như: Am hiểu chuẩn mực nghề nghiệp, hiểu biết các hoạt động và áp dụng tốt chuyên môn của mình,….Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tính chuyên nghiệp: tính chuyên nghiệp trong kiểm toán luôn được đề cao, các kiểm toán viên cần đảm bảo cho mình những yếu tố cần thiết như: làm việc có kế hoạch rõ ràng các bước,chủ động có trách nhiệm, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới,hoàn thiện năng lực và phẩm chất,tinh thần kỷ luật,..Đó cũng là những tiêu chuẩn được các công ty lớn, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá chất lượng của nhân viên.
Xem thêm: Có cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán – trúng tuyển 100%
Học kiểm toán ra trường làm gì? Học khối gì? Ở đâu?
Học kiểm toán ra trường làm gì?
Hàng năm tại Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung, có khá nhiều công ty mới được thành lập đều có nhu cầu tuyển nhân sự kế toán – kiểm toán. Sự khan hiếm nhân sự là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường. Cơ hội nghề nghiệp ở nghề này không hề nhỏ, các bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp trong những vị trí sau:
- Kiểm toán viên nhà nước: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, đưa ra những ý kiến, đáng giá và kết luận về nội dung đã kiểm toán. Thu thập và lưu trữ tài liệu làm việc theo quy định của tổng kiểm toán nhà nước. Tham gia các chương trình cập nhật kiến thức hằng năm.
- Nhân viên kiểm toán: Tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính, ngân hàng, các đơn vị khác cần đến hoạt động kiểm toán. Đảm nhiệm các vị trí: Kiểm toán nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết,…
- Kiểm toán nội bộ: Vị trí nằm trong các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị hành chính. Giữ vai trò đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập về quản lý rủi ro, kiểm soát trong doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu, chiến lược cho doanh nghiệp.
- Kiểm toán viên độc lập: Thực hiện công việc kiểm toán tuân nội bộ đơn vị, kiểm tra tài chính, kiểm soát và tư vấn nội bộ. Ngoài ra, còn chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế, quản lý,….
- Giảng viên, Nghiên cứu viên: Sau quá trình 4 năm đại học, các sinh viên có thể học cao, nghiên cứu và trau dồi thêm để trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, các sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kế toán – kiểm toán.
Xem thêm: Kiểm toán Nhà nước là gì? Chức năng nhiệm vụ ra sao?
Ngành kiểm toán xét những khối học nào?
Các khối được đăng ký thi và xét tuyển vào ngành kiểm toán là:
- Khối A00 – Toán,Lý,Hóa
- Khối A01 – Toán,Lý,Anh
- Khối A04 – Toán,Vật lý,Địa lí
- Khối A08 – Toán,Sử,GDCD
- Khối A09 – Toán,Địa,GDCD
- Khối B00 – Toán,Hóa,Sinh
- Khối C01 – Toán,Văn,Lý
- Khối C02 – Toán,Văn,Hóa
- Khối C14 – Toán,Văn,GDCD
- Khối D01 – Toán,Văn,Anh
- Khối D07 – Toán,Hóa,Anh
Hầu hết các tổ hợp môn được xét thuộc khối A và khối D và môn Toán là môn bắt buộc. Khi tham gia học tại các trường, các bạn sinh viên ngành kiểm toán sẽ được đào tạo theo chương trình:
- Kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức cơ sở ngành
- Kiến thức chuyên ngành
Phương thức xét tuyển thi ngành kiểm toán:
Những trường đại học nào đào tạo ngành kiểm toán?
Các trường đào tạo ngành kiểm toán chất lượng cao hầu như không quá khó để lựa chọn tại các trường đại học. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo tại Việt Nam:
Miền Bắc
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Ngân hàng
- Đại học Tài chính Ngân hàng
- Đại học Thương Mại
- Đại học Công nghiệp
- Đại học Điện lực
- Đại học Công Đoàn
……
Miền Trung
- Đại học Kinh tế – đại học Huế
- Đại học Kinh tế – đại học Đà Nẵng
- Đại học Nghệ An
- Đại học Tài chính – Kế Toán
……
Miền Nam
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học kinh tế TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Ngoại thương
…..
Những tố chất nào cần có để trở thành kiểm toán viên?
Như chúng ta đã biết, cơ hội nghề nghiệp của ngành kiểm toán rất tiềm năng đối với các bạn trẻ, nhưng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tuyển đại trà để lấp đầy vị trí trống nếu như bạn không thực sự giỏi. Vì vậy, ngoài kiến thức lý thuyết chuyên sâu ở đại học, hãy trau dồi và rèn luyện cho mình những tố chất sau:
- Tính thận trọng,tỉ mỉ trong công việc
Mỗi kết luận, đánh giá báo cáo của người kiểm toán có khả năng rất lớn trong việc quyết định đến số phận của công ty. Vì vậy, thận trọng, tỉ mỉ xem xét thật kĩ sổ sách, tìm đủ bằng chứng thích hợp mới đưa ra quyết định cuối cùng.
- Tư duy logic
Mỗi vấn đề xảy ra nếu như có cách giải quyết khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác, tư duy logic và sắp xếp công việc một cách khoa học, vạch ra được những điểm mạnh, điểm yếu để có thể đưa ra phương án thích hợp nhất. Mỗi cá nhân kiểm toán, luôn phải thúc đẩy bản thân rèn luyện tư duy logic mỗi ngày.
- Đam mê những con số
Tính chất công việc luôn phải tiếp xúc với những con số tưởng chừng như khô khan, nhàm chán thì đối với những bạn kiểm toán lại sự say mê và thích thú không kém những câu thơ bay bổng. Nếu như bạn thật sự thích ngành nghề này đồng nghĩa con số cũng là niềm đam mê vô hạn của bạn.
- Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
Ở bất kì ngành nghề nào, không riêng kiểm toán,tố chất này nắm vai trò rất quan trọng. Không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe, dễ dàng chấp thuận, đặc biệt đối với nghề kiểm toán lại rất cần sự tin tưởng từ đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Bên cạnh, kiến thức chuyên môn việc rèn luyện khả năng diễn giải và thuyết phục sẽ tạo cho bạn rất nhiều lợi thế trong công việc.
- Nắm bắt vấn đề nhanh nhạy
Tính chất công việc có nhiều áp lực thời gian, chính vì vậy việc xem xét, nhận diện chỉ ra được những điểm chưa đúng, còn thiếu sót một cách nhanh chóng là điều rất cần thiết.
Trên đây là những thông tin bổ ích News.timviec cùng bạn giải đáp những thắc mắc “Học ngành kiểm toán ra trường làm gì?”. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có cho mình những định hướng đúng đắn nhất.