Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?”

Nếu bạn yêu thích tìm tòi, truyền đạt thông tin đến mọi người những câu chuyện thú vị thì ngành báo chí là con đường bạn nên theo đuổi. Vậy học báo chí ra trường làm gì? Ngành báo chí có dễ xin việc không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau:

Ngành báo chí là gì?

Ngành báo chí là ngành khoa học xã hội các sinh viên sẽ được đào tạo, rèn luyện đủ kỹ năng, trách nhiệm của người làm báo và nghiên cứu về các vấn đề truyền thông báo chí để tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?” - Ảnh 1
Ngành báo chí là gì?

Xem thêm: Lương của nghề nhà báo cập nhật 2021

Hoạt động báo chí là gì?

Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, tác phẩm báo chí, cung cấp và phản hồi thông tin cho báo chí. Sau đó, cải chính thông tin, xuất bản, in, phát hành báo in, truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn. Cuối cùng, Phát sóng báo nói, báo hình.

Học báo chí ra trường làm gì?

Nhiều bạn sẽ lầm tưởng rằng, học báo chí ra trường sẽ chỉ làm nghề báo, nhưng thực tế công việc của ngành này khá đa dạng với nhiều vị trí công việc khác nhau. Vậy “ học báo chí ra trường làm gì?” Cùng theo dõi những vị trí cụ thể dưới đây:

Biên tập viên

  • Biên tập viên là ngành nghề phù hợp với những bạn trẻ yêu thích viết lách. Thông thường ở các công ty những người làm ở vị trí phóng viên nhiều năm, sẽ được đề xuất lên vị trí này.
Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?” - Ảnh 2
Biên tập viên

Xem thêm: Mức lương của biên tập viên báo chí: Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

  • Ở tòa soạn, biên tập viên có nhiệm vụ sàng lọc, chỉnh sửa hình thức, kiểm tra ngôn từ. Ngoài ra, họ còn kiểm tra nguồn thông tin bài viết để đảm bảo uy tín của tòa soạn, Kiểm định thông tin để tránh xuyên tạc, bịa đặt trước khi xuất bản.
  • Ở truyền hình, biên tập viên thực chất là phóng viên truyền hình. họ có nhiệm vụ là lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin, lấy tin. Sau đó, biên tập thành bản tin, cuối cùng mới là đọc tin đến cho công chúng.

MC (Master of Ceremonies)

  • MC là người dẫn chương trình cho các sự kiện, show truyền hình, các chương trình,….Một chương trình thành công hay không là phụ thuộc không ít vào những người dẫn chương trình. Yếu tố để trở thành MC là có tính linh hoạt, tự chủ trước đám đông, nhạy bén xử lý mọi tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, phải luôn đổi mới, cập nhật kiến thức thường xuyên, rèn luyện một chút hài hước khéo léo, sẽ tạo được điểm cộng trong mắt khán giả.
Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?” - Ảnh 3
MC là ai?
  • Nhiệm vụ của MC là đầu tiên tìm hiểu và nắm bắt được mục tiêu của chương trình. Sau đó kết nối nội dung lại để chương trình có sự liên kết. Trong quá trình dẫn chương trình, ngoài việc đọc đúng và lưu loát, họ sẽ tạo thêm sự kịch tính, đưa đẩy chương trình trở nên thú vị và tạo bất ngờ cho khán giả.

Phát thanh viên

  • Phát thanh viên là người làm nghề phát thanh, biên tập trên đài phát thanh đồng thời chuyển tải từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin đến với công chúng.
  • Nhiệm vụ của phát thanh viên là lên kịch bản, chuẩn bị sẵn các nội dung chính sẽ đề cập. Trong quá trình phát thanh, dựa vào những ý chính họ sẽ đọc đúng kịch bản đã kiểm duyệt, truyền tải những thông tin bổ ích đến cho thính giả. Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh những tính huống ngoài mong muốn, họ phải xử lý thật nhanh chóng và khéo léo. Phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được nhiều lợi thế cho các phát thanh viên.

Phóng viên 

  • Phóng viên là những người làm cho đài truyền hình, đài phát thanh, tòa soạn,…chịu trách nhiệm viết bài tin tức và thông thường  hay để lại bút danh hoặc tên của mình ở dưới mỗi bài viết. Người làm phóng viên phải luôn trang bị những kĩ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề để tạo dựng được nhiều mối quan hệ và hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình.
Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?” - Ảnh 4
Phóng viên là ai?

Xem thêm: Tham khảo mức lương của phóng viên báo chí năm 2021

  • Nhiệm vụ là tổng hợp toàn bộ thông tin, tin tức thu thập được và biên soạn nội dung. Đối với những sự kiện lớn, hoặc liên quan đến người nổi tiếng có sức ảnh hưởng. Các phóng viên cần lên kế hoạch liên lạc bên phía nhân vật đó để đặt lịch phỏng vấn. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ đăng tải nội dung đã biên soạn về một vấn đề hay phía cạnh nào đó trong xã hội, cung cấp những thông tin bổ ích đến với người đọc.

Content

  • Content chính là nội dung của một sự việc, vấn đề truyền tải đến cho mọi người như: câu chuyện, quảng cáo dịch vụ sản phẩm, tin tức hay review sản phẩm.
  • Nhiệm vụ của người làm content là thực hiện công việc theo chỉ đạo của cấp trên, phối hợp với team marketing lên kế hoạch content chi tiết. Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung truyền thông như bài biết, idea video,hình ảnh, viết bài PR theo nội dung cấp trên yêu cầu,….Hiểu được nội dung mà khách hàng quan tâm, đặt mình vào vị trí khách hàng để có thể tạo ra nội dung sát thực, gần gũi nhất. Ngoài ra, người làm content còn có nhiệm vụ  xây dựng và quản lý các trang mạng xã hội bao gồm viết nội dung, trình bày nội dung, ý tưởng về hình ảnh trên Fanpage, Website.

Ngành báo chí có dễ xin việc không?

Theo thống kê, hiện nay tại Việt Nam có 63 đài phát thanh truyền hình của các tỉnh và một đài truyền hình quốc gia. Ngành nghề này được coi là ngành “quyền lực thứ tư” của xã hội. Chính vì vậy,với câu hỏi “ ngành báo chí có dễ xin việc không?” thì câu trả lời là hoàn toàn dễ dàng nếu bạn thực sự yêu thích viết lách và nghiêm túc với nó.

Hiện nay, vô vàn các tòa báo, nhà đài,….đều có nhu cầu tuyển khá cao, cơ hội việc làm trong tương lai rất rộng mở đối với sinh viên ngành báo chí, với mức thu thập tốt, là ngành nghề được ưa chuộng và có vị trí nhất định trong xã hội. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình những một vị trí công việc phù hợp để theo và phát triển nghề. Đối với những bạn còn đang trên ghế nhà trường hoặc đang đứng trước “ngưỡng cửa” tốt nghiệp, có thể lựa chọn làm cộng tác viên báo chí với những chủ đề đa dạng để thử sức.

Tố chất nào cần có của một người làm báo chí?

Nếu chỉ đam mê viết lách liệu có thực sự đủ để làm nhà báo? Đối với ngành nghề này, ngoài đam mê, để xem xét mức độ phù hợp của bạn với nghề báo chí, bạn cần phải đảm bảo những tố chất sau đây:

Tiết lộ: “Học báo chí ra trường làm gì?” - Ảnh 5
các tố chất nào cần có của người làm báo chí?

Xem thêm:  Tham khảo về ngành báo chí – tìm việc làm

Luôn tò mò, tìm tòi học hỏi.

Tò mò luôn được mặc định là tính không tốt trong cuộc sống thường ngày, tuy nhiên đây lại là tố chất vô cùng cần thiết đối với một nhà báo. Họ luôn thích tìm tòi học thông tin tại rất nhiều nơi ở trong và ngoài nước về bất kì lĩnh vực nào. Thường dành khá nhiều thời gian để đọc các thông tin sự kiện, đọc các tờ báo khác nhau về một vấn đề để có cái nhìn tổng quan và mọi khía cạnh. Sau đó, sẽ thu thập lại thông tin bổ ích và chính xác nhất để truyền tải đến người đọc. Nếu như bạn có những thói quen hay sở thích trên, thì rất có khả năng bạn sở hữu tố chất quan trọng trọng ngành nghề này.

Đam mê nghề thông tin

Vốn dĩ trên thực tế đằng sau hào nhoáng của ngành báo chí là nghề thời thượng trong xã hội hiện đại, luôn được nể trọng, săn đón thì đó là sự áp lực cao trong công việc, phải có năng khiếu riêng, khá nguy hiểm và nặng nhọc. Với những bạn mới bước chân vào nghề, hãy xác định thật chắc chắn rằng bạn có thực sự đam mê và chấp nhận được những mặt hạn chế của nghề không thay vì lựa chọn theo cảm tính. Nó cũng là nền tảng vững vàng, để bạn có thể vượt qua mọi thử thách trên hành trình trở thành một người làm báo chí giỏi.

Tính nhân văn

Lời nói và câu chữ trong ngành nghề này có sức nặng rất lớn, đối tượng lấy tin đều là những tình huống thực và con người thực. Chính vì vậy, có cái nhìn bao quát và đặt câu hỏi cho người đối diện phải luôn đảm bảo sự chừng mực và có tính nhân văn. Trước khi đặt câu hỏi hay đặt bút hãy luôn đặt bản thân vào vị trí của người khác đặc biệt là đối với những người vừa trải qua bi kịch. Trách nhiệm lớn nhất của nhà báo là đưa đến công chúng những thông tin bổ ích và thiết thực thay vì tổn thương đến bất kỳ cá nhân nào.

Có năng khiếu truyền tin

Đối với những bạn trẻ xác định được mình sẽ theo nghề sớm, hãy cố gắng học giỏi các môn khoa học xã hội để rèn luyện được việc viết lách, cách diễn đạt và làm phong phú ngôn từ từ sớm. Đây cũng là bước nền để bạn rèn luyện khả năng phân tích và lựa chọn thông tin phục vụ cho việc tác nghiệp báo chí sau này. Việc quyết định, chọn lọc thông tin ở một mức độ phù hợp đến đọc giả là một điều rất quan trọng. Nó sẽ khiến nội dung bài viết tiếp cận với khách hàng gần hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.

Trên đây là thông tin bổ ích News.timviec cùng bạn giải đáp thắc mắc “Học báo chí ra trường làm gì?” Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ nhìn nhận được nhiều khía cạnh và lựa chọn ngành nghề cho bản thân thật đúng đắn.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.