Dự án Aristotle – Mô hình “đội nhóm hoàn hảo” của Google từng khiến giới nghiên cứu kinh ngạc: Bạn có thể ứng dụng cho team thế nào?

Đó chính xác là những gì mà Google đã nghiên cứu và học hỏi vào năm 2012 để có thể xây dựng lên các đội nhóm “hoàn hảo”. Đó là dự án “Aristotle” do Abeer Dubey, một trong những người quản lý bộ phận Phân tích con người của Google khởi xướng.

Dự án Aristotle – Mô hình “đội nhóm hoàn hảo” của Google từng khiến giới nghiên cứu kinh ngạc: Bạn có thể ứng dụng cho team thế nào? - Ảnh 1

Bạn có thể để 5, 8, 12 hoặc nhiều người hơn vào một phòng và đưa cho họ một bản tóm tắt các công việc cần phải thực hiện với tư cách là một nhóm. Nhưng nhóm càng lớn thì vận hành sẽ càng khó.

Nó giống như việc đi ăn tối với một nhóm bạn. Chúng ta nên đi đâu, khi người thích món Ý, người thích ăn chay, người lại muốn bít tết…? Mỗi người có một sở thích, một tính cách khác nhau nên việc dung hòa và tìm ra mối quan tâm chung trở nên vô cùng khó khăn.

Lợi ích chung chính là mạch máu, là gốc rễ của các đội nhóm. Và chỉ những công ty thật sự thành công mới có thể nuôi dưỡng chúng. Nhưng bằng cách nào?

Đó chính xác là những gì mà Google đã nghiên cứu và học hỏi vào năm 2012 để có thể xây dựng lên các đội nhóm “hoàn hảo”. Đó là dự án “Aristotle” do Abeer Dubey, một trong những người quản lý bộ phận Phân tích con người của Google khởi xướng.

Các đặc điểm chính của một ‘đội nhóm chất lượng’

Sau nhiều năm phân tích dữ liệu và phỏng vấn hơn 180 đội nhóm của công ty, Google nhận thấy rằng sự kết hợp giữa các tính cách riêng lẻ không phải là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng đội nhóm.

Trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times, Dubey cho biết: “Chúng tôi đã thu thập rất nhiều dữ liệu, nhưng không có gì cho thấy sự kết hợp giữa các kiểu tính cách, kỹ năng hoặc một nền tảng cụ thể nào có thể tạo nên sự khác biệt giữa các đội nhóm. Cái ‘tôi’ riêng biệt đó dường như không quan trọng”.

Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng các đội nhóm chất lượng thường có 5 đặc điểm sau đây:

1. Tâm lý an toàn: Mọi người đều cảm thấy an toàn và chấp nhận được những rủi ro xảy ra xung quanh các thành viên trong nhóm. Họ sẽ không bị xấu hổ hay bị trừng phạt khi mắc phải một sai lầm nào đó.

2. Sự tin cậy: Mọi người đều hoàn thành công việc đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.

3. Sự rõ ràng: Mọi người đều nắm rõ những mục tiêu của mình. Và chúng thật sự là những thách thức, nhưng có thể đạt được.

4. Ý nghĩa: Mọi người đều hiểu công việc của mình có ý nghĩa như thế nào (ví dụ: đảm bảo tài chính, hỗ trợ gia đình, giúp nhóm thành công,…).

5. Tác động: Mọi người đều thấy rằng kết quả làm việc của mình đóng góp không nhỏ vào mục tiêu chung của tổ chức.

Nhưng không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý với nhận định trên

Mặc dù những phát hiện của Google có thể đúng ở một mức độ nào đó, nhưng rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học (bên ngoài phòng thí nghiệm của Google) đã không đồng tình với những nhận định đó. Họ khẳng định điều hoàn toàn ngược lại, rằng không chỉ kỹ năng, mà tính cách cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công của một nhóm.

Tomas Chamorro-Premuzic, giáo sư tâm lý kinh doanh tại đại học Columbia, tác giả của cuốn sách “Why Do So Many Incompetent Men Become Leaders? (and How to Fix It),” và nhà tâm lý học Dave Winsborough, nguyên Phó giám đốc tại Hogan Assessment Systems, cho rằng tính cách là một yếu tố đặc biệt, ảnh hưởng sâu rộng đến vai trò của một cá nhân trong đội nhóm.

Trong một bài báo được đăng tải trên trang Harvard Business Review, Chamorro-Premuzic và Winsborough viết: “Thông thường, các tổ chức chỉ tập trung vào vai trò chức năng và hy vọng rằng bằng một cách nào đó, hiệu suất của nhóm sẽ tăng lên. Đó cũng là lý do tại sao mà ngay cả những đội thể thao chuyên nghiệp đắt giá nhất cũng không thể phát huy được hết tài năng của từng cá nhân. Và có một cách tiếp cận hiệu quả hơn, đó là tập trung nhiều vào tính cách của mỗi con người cũng như kỹ năng của họ.”

Một nghiên cứu được thực hiện tại Hogan X đã đem đến một góc nhìn khác, thay thế cho những phát hiện của Google. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cá nhân trong các nhóm hoạt động kém hiệu quả 100% là những người có tư duy “thực dụng” và 0% quan tâm đến việc “xây dựng các mối quan hệ”.

Tính cách hình thành dựa trên sự tương quan giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải

Lý thuyết “left brain vs. right brain” cho rằng não trái và não phải của mỗi người phát triển hoàn toàn khác nhau và nó sẽ quyết định tính cách, suy nghĩ và hành vi của họ.

Những người có não phải phát triển được cho là có suy nghĩ trực quan hơn, sáng tạo hơn, tư duy tự do và có khả năng hợp tác, kết nối với mọi người xung quanh. Và họ là người rất quan trọng đối với sự thành công của một nhóm.

Ngược lại, những người có não trái phát triển sẽ có tư duy logic, phân tích tốt và khách quan hơn. Khác với những người sử dụng não phải, thường xuyên suy nghĩ bằng hình ảnh, nhóm người này lại tập trung vào các chi tiết và suy nghĩ bằng những con số thực tế. Họ được đánh giá là những người “thực dụng”. Nhưng chính những đặc điểm đó đã khiến cho năng lực cá nhân của họ trở nên nổi bật và giúp họ có một chỗ đứng trong đội nhóm.

Tại sao sự “thực dụng” lại là một trong những đặc điểm không được coi trọng?

Nhân viên trong lĩnh vực y tế có thể không cần phải có tư duy quá sáng tạo. Nhưng với hầu hết các công ty và doanh nghiệp hiện nay, khi các nhóm hợp tác với nhau, EQ (trí tuệ cảm xúc) quan trọng hơn rất nhiều so với IQ (chỉ số thông minh).

Suy nghĩ “thực dụng” không phải là một điều xấu nhưng nó có thể dẫn đến lối tư duy tuyến tính. Năng lực và kỹ năng là những yếu tố cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ ai, nhưng khi càng lên cao, trách nhiệm chuyên môn càng lớn, bạn cần phải xây dựng các mối quan hệ, điều phối và thúc đẩy mọi người xung quanh.

Hay nói một cách khác, não trái giúp bạn được tuyển dụng, còn não phải sẽ giúp bạn thăng tiến.

Đây là tin tốt dành cho bạn

Hãy cố gắng rèn luyện bản thân để có thể sở hữu cả hai đặc điểm: tư duy thực tế và tích cực xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Điều đó sẽ làm tăng giá trị mà bạn mang lại cho tổ chức. Và đây là cách thực hiện:

Nếu bạn sử dụng não phải nhiều hơn:

● Phát triển một tư duy chiến lược. Biết và hiểu rõ điều gì sẽ thúc đẩy công ty của bạn đến thành công.

● Tạo dấu ấn cho bản thân. Bạn có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó? (ví dụ như sự nhạy bén trong lĩnh vực tài chính, khả năng nghiên cứu khoa học hoặc sở hữu kiến thức chuyên môn về luật thuế hay kế toán M&A…). Hãy làm chủ chúng.

● Thực hành giải quyết các vấn đề phức tạp. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích đối với những câu hỏi phỏng vấn phức tạp của Google. Hãy biến kỹ năng tư duy tuyến tính đó thành lợi thế của bạn bằng cách đào sâu vào các vấn đề phức tạp.

Nếu bạn sử dụng não trái nhiều hơn:

● Phát huy sự nhạy bén của mình trong học tập. Hãy cởi mở để nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau và làm quen với những ý tưởng mới.

● Tìm kiếm niềm vui trong sự mơ hồ. Đối mặt với những rủi ro và các quyết định mạo hiểm.

● Kiểm tra kỹ năng xã hội của bạn. Lần cuối cùng bạn cố gắng kết nối với đồng đội của mình là khi nào? Hãy cố gắng hòa nhập với mọi người xung quanh.

Nguồn: Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.