Lao động nữ đừng bỏ qua cách tính tiền thai sản năm 2022
Chế độ thai sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những người lao động nữ khi sinh con. Bên cạnh đó nhà nước cũng liên tục cập nhật và thay đổi các chế độ và chính sách sao cho phù hợp với thực tế. Chính vì thế mà cách tính tiền thai sản cũng là điều cốt yếu mà người lao động nên tìm hiểu kĩ càng, hãy cùng chúng tôi cập nhật về chế độ thai sản mới nhất nhé.
Mức hưởng chế độ thai sản năm 2022 bao gồm:
Tiền nghỉ những ngày đi khám thai
Theo Điều 31, Điều 32 của Luật bảo hiểm xã hội (năm 2014), lao động nữ trong thời gian mang thai sẽ được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Đối với những trường hợp nhà ở xa cơ sở khám bệnh hoặc người mang thai sức khỏe kém hoặc thai không bình thường sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Xem thêm: Năm 2022: đóng bao nhiêu năm BHXH sẽ được nhận lương hưu tối đa 75%?
Theo Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014 quy định:
- Mức hưởng lương 1 tháng bằng 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi lao động được nghỉ theo chế độ thai sản.
- Đối với những trường hợp người lao động chưa đóng BHXH đủ 6 tháng thì khi nghỉ đi khám thai mức tính sẽ là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp này được quy định tại Điều 32 và Điều 32 của Luật BHXH (năm 2014), được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy, công thức tính tiền nghỉ khám thai sản chính là:
“Tiền thai sản = số ngày nghỉ theo Luật (100% tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/24)”
Trong đó, thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể những ngày nghỉ lễ, Tết, hay ngày nghỉ hàng tuần.
Tiền trợ cấp khi sinh con (Tiền tã lót thai sản)
Theo điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“Lao động nữ khi sinh con sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ bản tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội thì bố đứa bé sẽ được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ bản tại tháng sinh cho mỗi con.”
Xem thêm: CV là gì? 5 lỗi cơ bản khi viết cv xin việc mà ứng viên cần chú ý
Theo đó, lương cơ bản được lấy làm cơ sở để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Ví dụ vào năm 2022, mức lương cơ bản của bạn là 1.490.000 đồng/tháng.
Tiền trợ cấp một lần cho mỗi con sẽ là: 1.500.000 đồng x 2 = 3.000.000 đồng
Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Với năm 2022, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ kèm theo chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 6 tháng.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN cách làm CV xin việc trên máy tính đơn giản, đẹp mắt
Theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội cho biết:
“Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nữ khi sinh con mỗi tháng bằng 100% mức lương cơ bản tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh.
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Đối với trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng là mức tiền lương bình quân các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ:
Chị Hoa đóng BHXH từ 1/2021 đến 12/2021 với mức lương tháng đóng BHXH là 6 triệu đồng/tháng.
Từ tháng 1/2022 đến 03/2022, mức lương đóng BHXH là 7 triệu đồng/tháng.
4/2022 chị Hoa nghỉ sinh con.
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ sinh con là 6,5 triệu đồng. Đây cũng chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của chị.
Chị nghỉ sinh trong 6 tháng, nên tổng số tiền thai sản chị nhận được trong thời gian này là = 6,5 triệu đồng/tháng x 6 = 39 triệu đồng.
Tiền dưỡng sức sau sinh
Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã chỉ rõ ràng:
“Lao động nữ ngay sau thời gian được hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe vẫn chưa phục hồi thì cần được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”
Xem thêm: [BÍ KÍP] Tạo mẫu CV xin việc viết tay đúng chuẩn, ứng viên đọc ngay!
Thời gian được nghỉ dưỡng sức được tính cụ thể như sau
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
- Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh mổ
- Tối đa 5 ngày đối với trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc nghỉ cuối tuần.
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động nữ sẽ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ bản.
Ví dụ: Chị Hoa phải sinh mổ. Ngày 1/2022, chị hết thời gian nghỉ 6 tháng thai sản nhưng sức khỏe hồi phục chưa tốt, chị xin nghỉ thêm dưỡng sức. Theo quy định, chị được nghỉ 7 ngày với mức trợ cấp là 30% lương cơ bản (lương cơ bản của chị là 3 triệu đồng)
Tiền hưởng dưỡng sức mỗi ngày của chị sẽ là 900.000
Từ đó, tổng tiền dưỡng sức mà chị nhận được là: 900.000 đồng x 7 = 6.300.000 đồng
Theo quy định của Điều 4 Quyết định 166 Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để nhận được tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động được nghỉ hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập ra.
Dù pháp luật không quy định cụ thể về các giấy tờ cần chuẩn bị, tuy nhiên, để quyền lợi của mình được đảm bảo, người lao động vẫn nên cung cấp kịp thời và đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.
Phía trên là toàn bộ thông tin về cách tính tiền thai sản đối với từng khoản tiền trong từng khoảng thời gian cụ thể. Nhìn chung, quyền lợi thai sản của người lao động nữ năm 2022 không có quá nhiều thay đổi so với năm 2021.