Thu nhập của giáo viên: Đừng để “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Đừng để mục tiêu tốt đẹp của chương trình giáo dục phổ thông mới bị ảnh hưởng chỉ vì thu nhập của nhà giáo.
Thu nhập của giáo viên: Đừng để “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”! - Ảnh 1

Trong tuần qua, tại các buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với UBND các quận 6, Tân Phú, Gò Vấp và huyện Hóc Môn về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, câu chuyện thiếu giáo viên (GV), khan hiếm nguồn tuyển được đặt ra liên tục trong từng buổi làm việc. Việc tuyển dụng gặp khó từ cấp Sở GD&ĐT, cấp phòng đến từng cơ sở giáo dục.

Như tại quận 6, quận có điều kiện rất tốt về trường, lớp nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu GV khi còn một trường tiểu học chưa tuyển được GV môn tiếng Anh và bảy trường thiếu GV môn tin học. Mỗi năm quận có hai đợt tuyển dụng nhưng rất khó để tuyển đủ, có những môn không có GV ứng tuyển.

Tại quận Tân Phú cũng tương tự khi năm nay thiếu 226 GV nhưng tuyển chỉ được khoảng 2/3, số thiếu chủ yếu là GV môn tiếng Anh, tin học.

Hay quận Gò Vấp không chỉ thiếu đến 24 GV ở môn tiếng Anh, tin học ở cấp tiểu học mà còn thiếu nhiều cho bộ môn khác ở cấp THCS.

Một cán bộ trong đoàn giám sát đặt câu hỏi ngược lại: Qua theo dõi, tôi thấy việc thiếu GV đã được nói rất nhiều, diễn ra ở tất cả địa bàn tại TP nhưng tại sao khi đi giám sát không ai kiến nghị gì cả. Liệu nguyên nhân chính có phải vì thu nhập của GV không? Do thu nhập quá thấp hay vầy là đã ổn rồi, hay là còn lý do gì khác?

Trả lời câu hỏi này, bà Hoàng Thị Thu, Hiệu trưởng Trường THCS Gò Vấp, tâm tư rằng: Chúng tôi không ý kiến về vấn đề thu nhập của GV vì tôi nghĩ đó là vấn đề đã được nói quá nhiều rồi, tôi nghĩ ai cũng phải biết cả rồi. Chứ thử hỏi GV mới ra trường, sau bốn năm học ĐH vất vả mà chỉ hưởng hệ số lương 2,34 thì sống làm sao?

Cũng câu hỏi này, đại diện tại quận 6 lý giải: Thực ra, thu nhập của GV rất thấp nhưng các trường phải tìm nhiều cách để có nguồn thu tăng thêm cho đội ngũ.

Những câu trả lời đó từ cơ sở giáo dục rất thực tế nhưng cũng khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng suy nghĩ. Đành rằng với đặc thù riêng, TP.HCM đã chủ động có những chính sách để hỗ trợ, chăm lo cho nhà giáo nhưng cũng chỉ san sẻ phần nào. Qua hai năm đại dịch COVID-19, cũng là thời gian bắt đầu triển khai chương trình giáo dục mới, gánh nặng thu nhập lại càng thể hiện rõ hơn, nhiều GV phải chuyển công việc, nghỉ việc, không muốn ứng tuyển…

Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, thẳng thắn: Mục tiêu của việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo ra những học sinh phát triển toàn diện, không chỉ có kiến thức, đạo đức, kỹ năng, mà còn được bồi dưỡng năng khiếu văn – thể – mỹ nhưng thực tế đụng đến môn học nào cũng thiếu GV thì dạy làm sao?

Bà Yến nhấn mạnh đã đến lúc Sở GD&ĐT TP.HCM và Sở Nội vụ cần nghiêm túc phối hợp tìm hiểu, đánh giá và đưa ra giải pháp để kiến nghị các cấp trên tháo gỡ cụ thể, kịp thời. Vì càng kéo dài, chính học sinh là những người thiệt thòi nhất. Đừng để mục tiêu tốt đẹp của chương trình mới bị ảnh hưởng chỉ vì thu nhập của nhà giáo.

Nguồn: Pháp luật


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.