Chi phí tài chính là gì? Ý nghĩa của chi phí tài chính với doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí tài chính là gì? Các khoản trong chi phí tài chính gồm có những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau
Chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính (Financial Charges) được hiểu là các khoản chi phí, những khoản lỗ, sinh ra từ hoạt động đầu tư tài chính, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, cho vay, đi vay, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, liên kết, giao dịch mua chứng khoán, cùng một số khoản chi phí khác. Dựa vào chi phí tài chính có thể đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và rà soát lại hoạt động tài chính.
Xem thêm: Chi phí vốn là gì? Ý nghĩa của chi phí vốn trong kinh doanh
Chi phí tài chính liên quan đến vay tiền, thanh toán các nghĩa vụ vay trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là khoản chi phí mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi vay tiền. Chi phí tài chính không chỉ đơn giản là ghi chép lại các khoản chi phí phát sinh mà còn giúp hạch toán, dựa vào doanh thu tính ra khoản lãi, lỗ.
Các loại chi phí tài chính trong kế toán doanh nghiệp
Có một số khoản chi phí trong hoạt động tài chính doanh nghiệp có thể kể đến gồm:
- Lãi suất: Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trở nếu vay tiền có thế chấp, gồm: lãi suất ứng trước tiền mặt, phạt trả chậm….
- Phí khởi tạo: Là khoản tiền mà bên cho vay sẽ tính một khoản phí bắt đầu để có thể xử lý được khoản vay. Thông thường sẽ rơi từ 0.5 – 1% khoản vay.
- Phí trễ hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả nếu không thanh toán trước ngày đến hạn
- Phạt trả trước: Nếu bên đi vay có đủ tài chính để trả nợ sớm hơn so với lịch trình thì sẽ bị phạt một khoản tiền trả trước theo điều khoản của hợp đồng.
Ý nghĩa của chi phí tài chính là gì?
Chi phí tài chính nắm giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ổn định của một doanh nghiệp, tổ chức, công ty. Nếu không được quan tâm đúng mức, chi phí này sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, dưới đây là một số ý nghĩa đặc trưng của chi phí tài chính:
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính
- Dựa vào con số chi phí TC, các CFO sẽ có được cái nhìn tổng quát, đánh giá được tình hình sử dụng tài chính đã hiệu quả hay chưa? => Từ đó, xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế để chi tiêu, cân nhắc lựa chọn dự án vay vốn, kêu gọi đầu tư cho thật sự thích hợp.
- Dựa vào chi phí tài chính sẽ giúp nắm bắt được tình hình kinh doanh, đưa ra dự báo về tài chính thật chính xác, đây cũng là căn cứ để có thể phân tích tài chính cho doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp có thể rà soát, kiểm tra bộ phận kế toán một cách chi tiết và chặt chẽ nhất. Tránh tình trạng thất thoát tiền, tham nhũng và biển thủ công quỹ, sử dụng quỹ của công ty vào mục đích cá nhân.
- Chi phí tài chính là thước đo cho hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Khi mức chi phí tài chính phải chi trả cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó đang vô cùng phát triển, được đẩy mạnh. Ngược lại, chi phí tài chính phải chi trả thấp, lãi cao thì công ty có nguy đang gặp khó khăn trong kinh doanh, cần được giải quyết.
Cách tính chi phí tài chính
Với những khoản chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ hay cho vay vốn…, thì chi phí tài chính sẽ được ghi như sau:
- Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính
- Ghi Có vào các tài khoản 111, 112, 141,…
Đối với các khoản chi phí đến từ hoạt động bán chứng khoán hay thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết phát sinh lỗ sẽ được hạch toán như sau:
- Ghi Nợ tại TK 111, 112,… (giá bán sẽ tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được)
- Ghi Nợ tại TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)
- Ghi Có tại TK 121, 221, 222, 228 (giá trị ghi sổ).
Khi doanh nghiệp nhận lại vốn góp vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết mà giá trị tài sản được chia nhỏ hơn giá trị vốn góp thì ghi như sau:
- Ghi Nợ tại các TK 111, 112, 152, 156, 211,… ( Giá trị hợp lý tài sản được chia)
- Ghi Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ)
- Ghi Có các TK 221 và TK 222.
Cách hạch toán chi phí tài chính của doanh nghiệp
Để có thể hạch toán được chi phí tài chính doanh nghiệp trên TK 635. Bộ phận kế toán, tài chính doanh nghiệp cần chú ý những điều sau:
Với trường hợp ghi nhận, phản ánh vào bên nợ TK 635
- Có sự phát sinh về các khoản chi phí lãi, lãi mua hàng trả chậm, lãi vay khi doanh nghiệp thuê tài sản, tài chính
- Các khoản lỗ ngoại lệ, sang nhượng tài sản, lỗ do thanh lý khi thực hiện các giao dịch tài chính phát sinh
Với trường hợp ghi nhận, phản ảnh vào bên có TK 635:
- Khi kết chuyển toàn bộ các khoản được hạch toán vào tk 635 – chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
- Đánh giá, so sánh những con số dự phòng về giảm giá đầu tư chứng khoán, số phải lập kỳ. Nếu như con số này mà nhỏ hơn số dự phòng doanh nghiệp đã từng trích lập ở những năm trước hoặc chưa dùng hết thì có quyền được phản ánh.
Xem thêm: P&L là gì? Yêu cầu đối với với một báo cáo kết quả kinh doanh tiêu chuẩn
Điểm khác biệt giữa chi phí tài chính và chi phí lãi vay
Giữa chi phí tài chính và chi phí lãi vay có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể:
Chi phí lãi vay: Là khoản tiền lãi mà bên đi vay sẽ cần phải trả dựa theo lãi suất trên số tiền đã vay. Lãi suất khoản vay sẽ là một trong các chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải chi trả.
Chi phí tài chính: Được tính theo chu kỳ thanh toán dựa trên lãi suất ở thời điểm hiện hành. Nếu doanh nghiệp có một khoản vay với lãi cố định thì chi phí tài chính sẽ ít có khả năng thay đổi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chi phí tài chính là gì? Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và thu thập được các thông tin bổ ích phục vụ và đáp ứng các yêu cầu trong công việc, nắm bắt được tốt tình hình kinh doanh. Chúc bạn thành công!