Khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội: Thông tin tổng quan về các ngành
Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang đào tạo những chuyên ngành nào. Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin về trường trong bài viết
Giới thiệu Khoa Quốc tế
Xem thêm: Ngành kinh tế quốc tế là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?
Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn luôn là đơn vị tiên phong hàng đầu trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành và chuyên ngành toàn bộ bằng tiếng Anh đã hợp tác với hơn 40 trường đại học nước ngoài. Đương nhiên, bằng cử nhân và thạc sĩ của sinh viên sẽ do trường Đại học Quốc gia Hà Nội và những trường đại học ở nước ngoài cấp. Năm 2016, Khoa Quốc tế cũng là đơn vị đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình thu hút học giả, trong đó nhiều giáo sư ở nước ngoài sẽ tham gia vào công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Khoa.
Thông tin cơ bản về Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Tên đầy đủ
Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội còn được gọi là VNU IS ( Vietnam National University – International School).
Địa chỉ:
- Cơ sở Xuân Thuỷ: Nhà G7 & G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở Nguỵ Như Kon tum: Nhà C, E, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở Trịnh Văn Bô: Số 1, Phố Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Cơ sở Hoà Lạc: Toà nhà HT1, Khu Đô thị đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc, Hà Nội
- Điện thoại: 024.3557.5992
Website: vnuis.edu.vn
Các ngành học chính của khoa quốc tế đại học quốc gia Hà Nội
- Kinh doanh quốc tế
- Kế toán, Phân tích và Kiểm toán
- Hệ thống thông tin quản lý
- Phân tích dữ liệu kinh doanh
- Marketing (Chương trình đào tạo cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và ĐH Keuka – Hoa Kỳ)
- Quản lý (Chương trình đào tạo cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và ĐH Keuka – Hoa Kỳ)
- Tin học và kỹ thuật máy tính
- Phân tích dự liệu kinh doanh
- Ngôn ngữ Anh (Đào tạo Văn học Anh – Mỹ, Văn hóa Anh – Mỹ, Biên dịch Anh – Việt, Biên dịch Việt – Anh, Phiên dịch thương mại, tiếng Anh dùng trong văn bản ngoại giao, tiếng Anh tài chính – ngân hàng, tiếng Anh du lịch, tiếng Anh giao tiếp kinh doanh…..)
Xem thêm: Quan hệ quốc tế là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Tại sao nên lựa chọn học ở Khoa Quốc tế ĐHQG Hà Nội?
Lợi ích mà các bạn sinh viên có được khi lựa chọn học tại Khoa quốc tế
Có nên lựa chọn học ở Khoa Quốc tế ĐHQG hay không là một trong số những câu hỏi thường thấy nhất trên các trang hướng nghiệp hiện tại.
Đầu tiên, khi học tại Khoa Quốc tế, các bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với những khung chương trình học khoa học theo đúng tiêu chuẩn cao cấp của nước ngoài.
Ngoài ra, Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội còn được tuyên dương với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đến khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ có thêm một nền tảng kỹ năng ngoại ngữ xuất sắc, ngoài ra còn có đủ tự tin để làm việc với người nước ngoài một cách thành thạo. Từ đó có thể mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn với những mức lương hấp dẫn.
Cơ hội việc làm của sinh viên khi ra trường?
Đối với một khoa chuyên ngành tập trung nhiều về nghiên cứu nhiều hơn như Khoa Quốc tế, có thể bạn sẽ cho rằng sau khi ra trường mình sẽ chỉ có thể theo hướng nghiên cứu và giảng dạy. Trên thực tế, chỉ cần một tấm bằng cử nhân của khoa quốc tế, bạn đã có thể ứng tuyển vào nhiều các vị trí khác nhau.
Một số nghề nghiệp bạn có thể tham khảo là:
- Công chức, cán bộ nhà nước: Bạn có thể lựa chọn thi công chức và làm việc trong các phòng ban của sở ngoại vụ, tham gia các công việc về ngoại giao đối ngoại.
- Biên tập viên, biên dịch viên: Những bạn học Khoa Quốc tế ra đều được yêu cầu sử dụng thành thạo ít nhất 1 hoặc 2 ngoại ngữ, điều này vô hình dung có thể tạo cơ hội cho bạn tìm được các công việc liên quan đến viết lách cũng như biên dịch.
- Nhân viên quảng cáo: Nếu bạn là một người năng động, có khiếu nói chuyện cũng như có khả năng xử lý tình huống linh hoạt, thì đây chính là một công việc vô cùng phù hợp.
- Nhân viên/chuyên viên marketing: Bạn cũng có thể thử sức với lĩnh vực tiếp thị, bởi vì những kỹ năng mà bạn được đào tạo tại khoa Quốc tế sẽ rất thích hợp khi được áp dụng vào thực tế.
- Nhân viên tuyển dụng: Để ứng tuyển vào những vị trí này, ngoại trừ khả năng ngoại ngữ cũng như kỹ năng hành chính văn phòng, bạn còn phải có kinh nghiệm tiếp xúc với các vai trò liên quan, cũng như có một mối quan hệ rộng.
- Giảng viên: Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu, hoặc trở thành giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng,.
Xem thêm: Giải đáp: Con gái có nên học kinh doanh quốc tế không?
Mức lương cơ bản cho sinh viên tốt nghiệp Khoa Quốc tế
Khi theo học tại Khoa quốc tế – ĐHQG Hà Nội, các sinh viên có thể có được mức thu nhập khá hấp dẫn theo từng vị trí. Cụ thể:
- Biên tập viên, biên dịch viên: Thu nhập của vị trí này có thể dao động từ 8-12 triệu/tháng, có thể tăng dần lên khoảng 15 triệu/tháng tùy năng lực và kinh nghiệm.
- Nhân viên PR: Hiện nay, mức lương của một nhân viên pr là từ 8-12 triệu/ tháng. Đối với một chuyên viên pr, mức lương sẽ lên đến 25 triệu/tháng.
- Nhân viên, chuyên viên marketing: Mức lương dành cho vị trí này chưa có kinh nghiệm là từ 8-14 triệu/ tháng, đương nhiên, dựa vào kỹ năng của bạn cùng với kinh nghiệm bạn tích lũy được trong thời gian làm việc, mức lương có thể sẽ lên đến con số 20-30 triệu/tháng.
- Nhân viên tuyển dụng: Thu nhập của vị trí này dao động từ 8-15 triệu, mức cao nhất khoảng 35 triệu/tháng.
- Nhân viên phiên dịch: Mức lương cơ bản hiện nay rơi vào 10-25 triệu/tháng, có thể sẽ cao hơn nếu có trình độ xuất sắc. Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm tự do, công tác theo ngày hoặc giờ, thu nhập có thể đạt đến 50 triệu mỗi tháng.
Xem thêm: Tham khảo mức lương của ngành báo chí năm 2022
Trên đây là một số thông tin kiến thức mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng bài viết sẽ có ích cho những bạn đang có ý định tìm hiểu về Khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết.