Giải đáp: Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết một người cầu toàn
Nhắc đến tính cách cầu toàn có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những mặt không tốt, nhưng thực tế mọi vấn đề đều có tính hai mặt, người cầu toàn mặc dù mang nhiều điểm xấu nhưng đây là tính cách mà các nhà lãnh đạo luôn lên hàng đầu bởi nó thể hiện được sự giữ vững lập trường và thể hiện sự quyết đoán cần thiết. Vậy cầu toàn là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé
Cầu toàn là gì?
Cầu toàn là một loại tính cách luôn đặt ra những tiêu chuẩn và yêu cầu rất cao, từ những việc nhỏ nhất đến những việc lớn đối với bản thân và những người khác cũng vậy. Họ thường được nhắc đến là những người “ám ảnh” về sự hoàn hảo và chỉnh chu, nếu những người khác không làm đúng theo ý của họ thì rất dễ dẫn đến bức xúc, không thoải mái.
Xem thêm: Cầu tiến là gì? cần có những kỹ năng gì để trở thành người cầu tiến ?
Hiện nay, dựa trên sự linh hoạt và tiêu chuẩn, người có tính cách cầu toàn, được chia thành 2 nhóm cụ thể như sau:
- Người cầu toàn kiểu bình thường: trong tiếng anh là normal perfectionists, chỉ những người đặt tiêu chuẩn rất cao cho bản thân, nhưng vẫn giảm nhẹ vào tùy tình huống, hoàn cảnh yêu cầu. Đối với những người này, mặc dù đặt tiêu chuẩn cao nhưng vẫn có chừng mực, nên trong cuộc sống hằng ngày sẽ rất dễ dàng đạt được thành công và nhận được nhiều điều tốt đẹp.
- Người cầu toàn kiểu rối loạn thần kinh: trong tiếng anh là neurotic perfectionists, chỉ đến những người đặt mục tiêu quá cao và thường không bao giờ hài lòng về bản thân, dù đã làm việc tốt nhưng thường không công nhận mà tự phê phán, cố chấp chỉ trích bản thân mình. Họ thường khắt khe với bản thân luôn luôn phải hoàn hảo trong mắt tất cả mọi người.
Dấu hiệu của một người có tính cầu toàn
Tiêu chuẩn cá nhân quá cao
Ở hai kiểu người cầu toàn, đều có một đặc điểm chung là luôn đặt ra những mục tiêu rất và bắt buộc bản thân phải đáp ứng được những điều đó. Họ thường đề ra những chuẩn mực quá khắt khe, đôi khi là quá sức với năng lực hiện tại, nên rất dễ dẫn đến tự tạo nên áp lực vô hình, nặng hơn là gây ra bệnh lý rối loạn chán ăn tâm thần, ám ảnh cưỡng chế đều xuất phát từ việc sợ hãi rằng người khác sẽ không thấy được sự hoàn hảo ở họ.
Xem thêm: Tố chất là gì? Những tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo
Mặc dù đặt tiêu chuẩn cao để bản thân nghiêm túc hoàn thành có những điểm tốt nhưng nếu không kiểm soát ở một mức độ nhất định thì họ rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống, dẫn đến rối loạn cảm xúc, trầm cảm…
Nghi ngờ về hành động của chính mình
Khi đã hoàn thành xong công việc nhưng vẫn cảm thấy không chắc chắn thì có lẽ là đặc trưng quá thông thường ở người cầu toàn. Chỉ khi những người xung quanh yêu cầu họ dừng lại và đừng làm nữa thì họ mới dừng. Đôi khi sự nghi ngờ vào khả năng của bản thân, cũng khiến họ trở thành một người thiếu quyết đoán trong công việc.
Lo ngại về những lỗi lầm
Khác với những người bình thường, những ngường mang chủ nghĩa cầu toàn thường rất khát khao sự công nhận của mọi người xung quanh, họ bị ám ảnh sự “hoàn hảo”, luôn muốn thể hiện bản thân là người có năng lực. Nên nếu lỡ phạm sai lỗi nào đó không quá quan trọng, người cầu toàn thường có xu hướng thường khó chịu và tự dày vò bản thân
Xem thêm: Tính cách là gì? Nó tác động ra sao tới định hướng nghề nghiệp tương lai?
Người cầu toàn cũng thường mắc chứng nhạy cảm, luôn có nỗi sợ cực độ với những đánh giá tiêu cực hãy đừng điều nghĩ xấu về họ. Thông thường nếu gặp vấn đề, họ không có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác mà giấu nhẹm chúng đi, dẫn đến tình trạng càng ám ảnh nặng nề hơn gây stress nặng.
Kỳ vọng từ cha mẹ
Việc luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để thỏa mãn kỳ vọng từ cha mẹ là đặc tính tiếp theo để nhận biết người cầu toàn. Họ thường có những nỗi lo lắng đi kèm bố mẹ sẽ không hài lòng về thành tích của họ. Việc này cũng có thể dễ dàng lí giải rằng, do có thể khi còn bé họ thường xuyên bị phạt vì vi phạm vào một lỗi nào đó nên khi lớn lên theo sự hình thành của ý thức, họ cho rằng không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao từ bố mẹ
Có tính tổ chức
Đối với người cầu toàn, việc đòi hỏi yêu cầu cao và rất kén chọn không còn là điều quá xa lạ. Bởi họ rất ám ảnh với việc mọi thứ phải gọn gàng, ngăn nắp và thật chỉnh chu. Đôi khi những điều này, sẽ khiến nhiều người khó chịu vì sự gò ép quá quy củ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cầu toàn là họ luôn cố gắng để đạt được các tiêu chuẩn cao như mình mong muốn.
3 hình thức nổi bật của người cầu toàn
Cầu toàn với bản thân
Nếu mức độ cầu toàn được kiểm soát ở một mức độ nhất định, thì đây là hình thức cầu toàn khá lành mạnh. Nó sẽ giúp ai sở hữu tính cách này có một tư duy tổ chức rất tốt, có khả năng quyết đoán và nhiệt huyết với những mục tiêu đã đề ra. Khi làm chủ được tính cầu toàn, năng suất trong công việc sẽ luôn được hoàn rất tốt và hiệu quả. Ngược lại, nếu sự cầu toàn nằm ở mức độ yêu cầu quá cao, luôn khắt khe và nghiêm khắc với bản thân trong mọi hoàn cảnh, thiếu đi sự linh hoạt sẽ gây nên sự lo sợ, dằn vặt, đôi khi là xuất phát các bệnh vô cùng nguy hiểm liên quan tới tổn thương tâm lý.
Luôn nhận những áp lực từ xã hội
Các cá nhân khi bị “ám ảnh” về sự hoàn hảo, thường có điểm chung là luôn tự phê phán chính bản thân mình. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tội lỗi khi phạm phải những lỗi sai dù có nhẹ đến mức những người xung quanh không mấy để tâm đến.
Suy nghĩ luôn có gánh nặng không được trở thành người thua cuộc, phải luôn luôn cố gắng đạt được những mục tiêu cao để trở thành người giỏi nhất. Đôi khi tự buộc chặt các giá trị của bản thân vào những tiêu chuẩn thiếu đi sự thực tế từ công sở, gia định, xã hội,….Vì vậy, họ luôn xuất hiện những cảm giác như tự ti, lo âu về những việc mình đã làm có thực sự hoàn hảo hay chưa?
Xem thêm: Cá tính là gì? Làm sao để xây dựng cá tính riêng cho bản thân?
Cầu toàn với người khác
Trong công việc hay học tập hằng ngày, những người cầu toàn khi làm việc nhóm hay quản lý dưới thường đặt ra tiêu chuẩn khá cao cho người khác. Đôi khi không cảm nhận được khả năng của đối phương có thực sự phù hợp với nhiệm vụ đó hay không, họ luôn thể hiện thích phán xét. Đôi khi là một loạt các cảm xúc tiêu cực như xem thường hoặc chỉ trích những người xung quanh vì họ không đủ cố gắng hay nỗ lực,….Trong quá trình làm việc chung, người cầu toàn sẽ rất “dị ứng” với những người luôn mắc lỗi sai dù là nhỏ nhất, bởi họ kỳ vọng rất lớn vào một kết quả công việc hoàn hảo nhất.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất để giải đáp cho câu hỏi: “Cầu toàn là gì?” để bạn đọc hiểu rõ hơn về những người mang tính cách này sẽ như thế nào? Nếu bạn là người cầu toàn, hãy học cách tiết chế tính cách này ở một mức độ nhất định để nó hỗ trợ bạn tốt nhất trong cuộc sống hằng ngày nhé. Chúc bạn thành công!