Điều kiện nâng bậc lương trước hạn đối với giáo viên trong năm 2021
Điều kiện nâng bậc lương trước hạn đối với ngành giáo viên trong năm 2021. Vậy điều kiện đó gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin.
Để được nâng lương trước thời hạn, viên chức là giáo viên cần đáp ứng các quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV
Đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
Điều kiện cần:
Viên chức giáo viên thuộc diện được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng nếu có đầy đủ các điều kiện dưới đây:
– Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
– Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản.
Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trước đó không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.
– Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.
Điều kiện đủ
Được tập thể bình chọn dựa trên tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ do người đứng đầu cơ sở giáo dục trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
Việc bình chọn đảm bảo mỗi năm không quá 10% tổng số viên chức trong danh sách trả lương được nâng lương trước hạn.
Tìm hiểu thêm: Ngạch công chức là gì? Thông tin cần nắm rõ về ngạch công chức
Đối với giáo viên đã có thông báo nghỉ hưu
Viên chức giáo viên đã có thông báo nghỉ hưu được nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng nếu có đầy đủ các điều kiện dưới đây:
– Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.
– Kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.
Lưu ý: Trường hợp giáo viên vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu thì được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.
Lưu ý khi đề xuất tăng lương
Tăng lương là vấn đề được người lao động quan tâm khi làm việc theo hợp đồng lao động, không ai muốn năng lực và thành quả của mình bị đánh giá thấp và không được trả lương tương xứng nhưng phải căn cứ vào nhiều vấn đề để việc đề nghị có hiệu quả và được sếp chấp thuận.
Dưới đây là nội dung hướng dẫn các quy định của pháp luật về vấn đề tiền lương theo Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực tới đây mà người lao động cần chú ý khi đề nghị tăng lương:
Căn cứ và năng lực, hiệu quả công việc
Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Hướng dẫn BLLĐ 2019 tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về hình thức trả lương thì:
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Đối với từng công việc khác nhau, trường hợp người lao động thấy hiệu quả, năng suất mà mức lương hiện tại vẫn còn thấp thì có thể đề xuất tăng lương.
Theo quy định hiện hành thì: Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.”
Tin liên quan: Cán bộ là gì? Cách phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Chế độ nâng bậc, nâng lương
Chế độ nâng bậc, nâng lương là nội dung chủ phải có trong hợp đồng lao động khi hai bên ký kết hợp đồng nên khi mức tiền lương hiện tại không còn phù hợp người lao động có thể thỏa thuận nâng bậc, nâng lương theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Mức lương theo chức danh, công việc không thấp hơn mức lương tối thiểu
Về nguyên tắc lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động. Hiện nay lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, hiện tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ. Chuyển sang thực hiện nghiên cứu tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm thích hợp của năm 2021, dự kiến quý III/2021.
Trường hợp chính phủ thống nhất chưa thực hiện tăng lương tối thiểu thì người lao động cần xem mức lương hiện hành đã đúng theo luật định hay chưa cụ thể như sau:
THAM KHẢO – Mẫu quyết định khen thưởng chuẩn cho các đơn vị, doanh nghiệp
Như vậy, người lao động cần xem lại mức lương hiện hưởng của mình và các nguyên tắc áp dụng được quy định tại Nghị định 90 để có những yêu cầu phù hợp đồng thời bảo vệ lợi ích của mình.
Nguồn: Người Lao Động