[Tìm hiểu] CPE là gì? Hướng dẫn đo lường chỉ số CPE hiệu quả
CPE là viết tắt của thuật ngữ Cost Per Engagement – chi phí cho mỗi lượt tương tác với nội dung quảng cáo. Vậy cách để có thể đo lượng hiệu quả chỉ số CPE là gì? Theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!
Khái niệm CPE
CPE là gì?
CPE là viết tắt của cụm từ “Cost Per Engagement” có nghĩa là chi phí cho mỗi lượt tương tác với nội dung quảng cáo. Hiểu một cách đơn giản hơn đó là chi phí mà các nhà quảng cáo phải chi trả khi người dùng thực hiện tương tác một thác tác bất kì với quảng cáo.
Việc tương tác với quảng cáo sẽ bao gồm các hành động mà người dùng thực hiện khi quảng cáo đó đang chạy. Tương tác này gồm có: bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ quảng cáo, nhận các ưu đãi, xem hình ảnh, xem video hay nhấp vào liên kết được đặt trong quảng cáo. Ngay cả khi người dùng chỉ cần click chuột vào xem bình luận của quảng cáo cũng đã được tính vào chỉ số CPE.
Ngoài ra, thuật ngữ CPE còn là cách gọi không chính thức của hình thức quảng cáo CPL lấy email, tính giá tiền cho mỗi email đăng ký (Cost per Email).
Tin liên quan: Google Ads là gì? Cách tối ưu chạy GG Ads và chi phí để đạt Rank cao?
Cách thức quảng cáo CPE
Hình thức CPE là dạng quảng cáo trả phí được thực hiện chủ yếu trên các kênh Rich – Media. Các kênh Rich – Media là nơi quảng cáo kết hợp nhiều loại yếu tố như: video, âm thanh hoặc các yếu tố truyền thông khác kêu gọi người dùng tương tác với quảng cáo.
Cách thức hiển thị thường dưới dạng video hoặc hình ảnh. CPE được sử dụng phổ niến trong Google Ads và Facebook Ads. Hiện các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến như: Facebook, Google,… chính là những người đi đầu thành công chuyên cung cấp Rich – Media.
Xem thêm: Facebook ads là gì? Các loại quảng cáo trên Facebook hiện nay
Cách tính CPE
Chỉ số CPE sẽ được tính toán theo công thức sau đây:
CPE = (Số người tương tác x số lượng tượng tác) / (số người thấy quảng cáo x 100%)
Việc tính ra phần trăm sẽ giúp các nhà quảng cáo so sánh được mức độ tương tác giữa các chiến dịch. Cụ thể ở đây chính là nội dung quảng cáo. Để từ đó lựa chọn các nội dung có CPE cao, tăng độ nhận diện thương hiệu cho các nhà quảng cáo.
Cách tính phí này chúng ta thường gặp trên nền tảng Facebook Ads (like, share, comment) hoặc Google Ads.
Hướng dẫn đo lường CPE
Để có thể đo lường, tính toán một cách chính xác nhất không chỉ dựa vào số lượng tương tác đơn thuần mà còn thêm lượng Reach. Công thức để tính chỉ số Reach đó là:
Reach = Organic search + Paid reach + Viral Reach
Trong đó:
- Organic search: Đay là tổng số người nhìn thấy bài đăng trên trang chủ. Số lượng người tiếp cận ở đây sẽ bao gồm người like, thấy bài post và follow.
- Paid reach: là tổng số người nhìn thấy bài post thông qua các hình thức quảng cáo.
- Viral reach: Là tổng số người nhìn thấy bài đăng thông qua các hành động tương tác của những người trong danh sách bạn bè của họ.
Vai trò của CPE trong chiến lược marketing
Hình thức CPE là một trong những hình thức quảng cáo hiện đang rất hiệu quả. Nếu người dùng họ không có nhu cầu về sản phẩm được quảng cáo, họ sẽ không tò mò mà nhấp chuột vào quảng cáo của bạn (trừ trường hợp họ nhấn nhầm). Đương nhiên, đa số những người dùng quyết định nhấp chuột vào quảng cáo hiển thị sẽ bởi vì họ quan tâm.
Trong chiến lược Marketing CPE sẽ đóng vai trò quan trọng để bạn biết được độ hiệu quả của chiến dịch. Vì vậy, để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp nội dung quảng cáo tiếp cận đến nhiều người hơn thì nên quan tâm đến CPE.
Xem thêm: Google Adsense (GA) là gì và Google Adsense trả tiền như thế nào?
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về chỉ số CPE là gì? Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào có thể giúp bạn đưa ra được những sự lựa chọn tốt nhất về hình thức Marketing phù hợp. Với Digital marketing sẽ liên tục có những hình thức tiếp thị mới được ra đời để phù hợp xu thế, vậy nên hãy có những sự lựa chọn thông thái nhất nhé!