Cách tính tiền thai sản bảo hiểm năm 2020 cho người lao động

Cách tính tiền thai sản là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ khi lao động sẽ không được hưởng lương trong quá trình nghỉ sinh con. NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp theo chế độ thai sản của BHXH. 

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)

Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

  • Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
  • Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở của người lao động sẽ được sử dụng làm căn cứ tính trợ cấp một lần khi sinh con. Trong đó: Đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

Cách tính tiền thai sản bảo hiểm năm 2020 cho người lao động - Ảnh 1
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)

Như vậy:

  • Nếu lao động sinh con trước ngày 01/7/2020, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng X 2 = 2.980.000 đồng;
  • Nếu sinh con từ ngày 01/07/2020, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.60.000 đồng X 2 = 3.200.000 đồng.
  • Nếu như các NLĐ sinh con từ ngày 01/7/2020 trở đi, mức trợ cấp một lần cho mỗi con tăng 220.000 đồng so với thời điểm trước.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì khoản trợ cấp khi sinh con sẽ do chồng hưởng.

Xem thêm: Giải quyết chế độ thai sản cho lao động khi công ty nợ BHXH

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Lao động nữ trong quá trình  sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng theo đúng quy định tại luật bảo hiểm xã hội. Trong đó

Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ:

  • Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
  • Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cách tính tiền thai sản bảo hiểm năm 2020 cho người lao động - Ảnh 2
Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Ví dụ cụ thể:

Nếu lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 06 triệu đồng/tháng. Trong đó:

  • Từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị là 07 triệu đồng/tháng.
  • Tháng 04/2020, lao động tạm thời nghỉ việc sinh con.

Như vậy, mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi chị nghỉ sinh con là 6,5 triệu đồng. Đây chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của lao động khi tạm nghỉ việc.

Chị nghỉ sinh trong vòng 06 tháng, nên tổng số tiền thai sản chị nhận được trong thời gian này là = 6,5 triệu đồng/tháng X 6 = 39 triệu đồng.

Xem thêm: Mua bảo hiểm xã hội có cần không khi lao động có bảo hiểm nhân thọ

Tiền dưỡng sức sau sinh

Theo Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho các lao động  được tính cụ thể như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
  • Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Cách tính tiền thai sản bảo hiểm năm 2020 cho người lao động - Ảnh 3
Tiền dưỡng sức sau sinh

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.

Như vậy, nếu nghỉ dưỡng sức từ trước ngày 01/7/2020, mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày; từ ngày 01/7/2020 trở đi là 480.000 đồng/ngày.

Ví dụ: Một nhân viên khi sinh con phải đẻ mổ . Ngày 20/5/2020, lao động này hết thời gian nghỉ 06 tháng thai sản nhưng do điều kiện sức khỏe chưa ổn định, chị xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định chị được nghỉ 07 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày.

Do đó, tổng tiền dưỡng sức mà chị nhận được là: 447.000 đồng x 7 = 3.129.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Mặc dù, pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện nay không quy định cụ thể về những giấy tờ mà các lao động cần chuẩn bị để hưởng khoản tiền nghỉ thai sản trên. Nhưng lao động cũng nên chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng khi có thông báo về danh sách nhân sự nghỉ việc có hưởng chế độ thai sản.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.