Hộ kinh doanh: Không phải là doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Hộ kinh doanh là gì, đâu là những đặc điểm cơ bản nhất của hộ kinh doanh. Tất cả những điều trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây
Hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014, hộ kinh doanh được hiểu là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được kinh doanh tại một địa điểm. Hộ kinh doanh sẽ chỉ được phép sử dụng 10 lao động và chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.
Và trong hoạt động sản xuất, nếu hộ kinh doanh được một cá nhân đứng ra làm chủ. Cá nhân đó buộc phải quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh sử dụng số lượng nhân sự từ 10 người trở lên thì buộc phải đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp theo đúng luật định.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách viết mẫu mô tả công việc mới nhất cho doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một phương thức hoạt động không cần quá chi tiết về cơ cấu tổ chức, quản trị. Tuy nhiên, trong một hộ kinh doanh thì cũng cần phải có những người đứng đầu và các thành viên. Người đứng đầu này thường được gọi là chủ hộ kinh doanh. Để hiểu được chủ hộ kinh doanh là gì thì đây là người sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chủ hộ kinh doanh cũng là người đại diện pháp nhân trên giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
Trong pháp luật, việc đặt tên cũng cần phải tuân theo những quy định như sau:
- Cần có tên gọi riêng cho hộ kinh doanh.
- Không dùng các từ ngữ vi phạm lịch sử, văn hóa của dân tộc để đặt tên cho hộ kinh doanh.
- Không sử dụng cụm từ như: công ty, doanh nghiệp.
- Không được trùng tên với tên của hộ kinh doanh đã đăng ký trước đó trong phạm vi địa bàn sinh sống.
THAM KHẢO – RSM là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý kinh doanh vùng miền
Các đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh
Đối tượng thành lập
Về chủ thể sở hữu, hộ cá thể kinh doanh sẽ thường có một hoặc nhiều người cùng làm chủ. Trong đó:
- Nếu do 1 người làm chủ: Người đó có toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh.
- Nếu do nhiều người làm chủ: Nhóm người đó cần phải cử ra 1 người làm đại diện pháp nhân cho toàn bộ hộ kinh doanh để thực hiện các giao dịch khác nhau với bên ngoài hoặc với cơ quan công quyền.
Hoạt động sản xuất mang tính thường xuyên
Với các hộ kinh doanh cá thể có giấy phép kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất đều cần phải được hoạt động một cách thường xuyên, ổn định. NGoài ra, những gia đình hoạt động nông nghiệp, những người làm dịch vụ có thu nhập thấp sẽ không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Không phải là doanh nghiệp
Rõ ràng, hộ sản xuất kinh doanh cá thể hiện không phải là một doanh nghiệp tư nhân khi cơ cấu phân tầng quản trị không rõ ràng. Theo quy định tại luật doanh nghiệp, một doanh nghiệp theo đúng nghĩa của nó phải là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật với mục đích kinh doanh.
Chính vì vậy, cùng là mục đích làm kinh doanh buôn bán tuy nhiên hộ kinh doanh lại không phải là doanh nghiệp do: không có con dấu, không có văn phòng đại diện. Vì vậy nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ thì cũng sẽ không được áp dụng các điều khoản khác nhau trong luật phá sản.
Tìm hiểu thêm – [Download] Mẫu đánh giá thực hiện công việc dùng cho mọi doanh nghiệp
Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Những giấy tờ cần chuẩn bị
Đối với việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn sẽ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong giấy này sẽ cần phải có các thông tin gồm: tên, địa điểm kinh doanh, ngành nghề, số vốn, số lao động.
- Bản sao hợp lệ căn cước công dân.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh nếu có một nhóm cùng đồng ý lập.
Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn gửi toàn bộ tài liệu đến cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh của riêng mình. Sau khi tiếp nhận đầy đủ toàn bộ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ gửi lại bạn một giấy biên nhận và trong 3 ngày làm việc, chủ hộ sẽ có giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
- Ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm.
- Tên hộ kinh doanh đúng với quy định tại điều 73, nghị định 78/2015/ND-CP
- Nộp đủ lệ phí đăng ký.
Và sau 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, nếu như cần sửa đổi các thông tin gì, cơ quan quản lý kinh doanh cấp huyện cần phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi để chủ hộ kinh doanh kịp thời sửa chữa. Nếu như không nhận được giấy phép hoặc thông báo bổ sung, người đăng ký hoàn toàn có thể khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi đã cấp giấy phép đăng ký, cơ quan kinh doanh cũng sẽ gửi lại danh sách hộ kinh doanh cho cơ quan thuế để làm cơ sở kê khai, quản lý các loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể cần nộp.
Mã số thuế hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định tại thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế hộ kinh doanh là một mã số được sử dụng để quản lý các khoản thuế định kỳ trong năm tài chính mà hộ kinh doanh cần phải đóng. Nếu như đại diện hộ kinh doanh thay đổi thì sẽ cần phải báo cáo với cơ quan thuế để cấp lại mã số thuế hộ kinh doanh.
Chỉ khi các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể chấm dứt. Hiệu lực của mã số thuế mới không còn đối với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, mã số thuế của chủ hộ kinh doanh cũng sẽ không bị chấm dứt và được dùng thực hiện các nghĩa vụ thuế khác nhau của cá nhân với ngân sách.
XEM THÊM: Lương của ngành Quản trị Kinh doanh bao nhiêu? Cách để tăng thu nhập?
Trên đây là một số quy định cơ bản về hộ kinh doanh là gì. Dù là một hình thức kinh doanh thú vị nhưng hộ kinh doanh cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nếu như bạn cũng muốn tìm kiếm công việc về kinh doanh, theo dõi ngay các tin tuyển dụng kinh doanh mới nhất tại website.