Kiểm toán là gì? Mô tả công việc của kiểm toán tài chính
Kiểm toán là khái niệm về công việc liên quan đến tài chính không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ràng, rành mạch về lĩnh vực này. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết nghề kiểm toán là gì nha!
Kiểm toán là gì?
Các khái niệm kiểm toán
- Kiểm toán tài chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, tình hình tổ chức tài chính của một doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty …
- Dịch vụ kiểm toán là các hoạt động liên quan đến việc kiểm toán tài chính như xác minh dữ liệu, thông tin, kết quả tài chính mà kế toán đã xử lý và có sự liên quan mật thiết đến kế toán. Dịch vụ kiểm toán được cung cấp bởi đơn vị đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.
- Kiểm toán viên là những người giúp xác thực tính minh bạch, chính xác của những số liệu được tổng hợp lại đó bằng chính những nghiệp vụ họ được đào tạo – cho những cá nhân/tổ chức quan tâm đến tình hình tài chính của tổ chức nhưng không có nghiệp vụ tài chính.
Ngành kiểm toán là gì – kiểm toán học những gì?
Ngành kiểm toán là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Trong đó, kiểm toán chuyên về kiểm tra và xác nhận độ chính xác, trung thực của những số liệu mà kế toán thực hiện. Từ công việc đó sẽ có thể bao quát được tình hình doanh thu, lợi nhuận, tất cả những vấn đề liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Ngành kiểm toán với ngành kế toán thường sẽ có sự liên quan đến nhau ở một số những chuyên ngành, nghiệp vụ cơ bản. Nhiều trường đại học sẽ đào tạo kiểm toán và kế toán chung một tiến trình. Những người theo học ngành kế toán cũng sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến kiểm toán và ngược lại.
Sinh viên theo học ngành kế toán – kiểm toán sẽ được trang bị những khối kiến thức về:
- Xử lý và thu thập dữ liệu
- Cung cấp những thông tin liên quan đến tình hình tài chính
- Hiệu quả của việc hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian
- Sử dụng những nghiệp vụ kế toán để: tính chi phí, dự toán, phân bố ngân sách, quản lý doanh thu theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như: làm báo cáo tài chính, phân tích số liệu, thương lượng, đàm phán.
- Những kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, kiểm toán
- Trang bị kiến thức kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc hiệu quả hơn.
Báo cáo kiểm toán là gì?
Báo cáo kiểm toán là bảng tổng hợp kết luận cuối cùng của kiểm toán viên mà trên đó kiểm toán viên đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp, công ty. Những báo cáo này sẽ phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính, cũng như việc tuân thủ của kế toán để đúng theo nguyên tắc nghề nghiệp hay chưa?
Những bản báo cáo kiểm toán chính là những bằng chính xác minh quá trình kiểm toán có diễn ra trung thực, minh bạch hay không sau khi hoàn thành quy trình. Sau mỗi đợt kiểm toán những người làm nhiệm vụ kiểm toán viên sẽ đều phải bắt buộc làm báo cáo.
Nội dung của báo cáo kiểm toán
Một bản báo cáo kiểm toán sẽ bao gồm những nội dung như sau:
- Mỗi bản báo cáo kiểm toán đều cần phải được lập thành các văn bản (bắt buộc)
- Báo cáo kiểm toán sẽ cần có số hiệu và tiêu đề: Ghi rĩ số hiệu phát hành báo cáo cũng như tiêu đề liên quan đến báo cáo
- Báo cáo cần phải ghi rõ đơn vị hoặc người nhận báo cáo
- Phần mở đầu bản báo cáo đầy đủ những nội dung sau:
+ Đơn vị có báo cáo tài chính được kiểm toán
+ Nêu rõ báo cáo tài chính được kiểm toán
+ Trình bày rõ tiêu đề của từng báo cáo cấu thành toàn bộ báo cáo tài chính
+ Trình bày rõ thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình kiểm toán
+ Ngày lập và số trang của báo cáo tài chính đã kiểm toán
- Trách nhiệm của những đơn vị được kiểm toán
- Trách nhiệm của các kiểm toán viên
- Ý kiến đánh giá và nhận xét của các kiểm toán viên
- Chữ ký của những thành viên trong đội kiểm toán
- Thời gian lập báo cáo kiểm toán
- Tên và địa chỉ của đơn vị kiểm toán
Trợ lý kiểm toán là gì?
Trợ lý kiểm toán là vị trí công việc hỗ trợ những kiểm toán viên trong suốt quá trình làm việc. Những công việc họ được giao sẽ được chính những kiểm toán viên sắp xếp, giao phó. Muốn hiểu rõ hơn công việc này bạn cần phải hiểu khái niệm kiểm toán là gì?
Trợ lý kiểm toán chính là người hỗ trợ các kiểm toán viên những công việc liên quan đến chuyên môn của họ. Về cơ bản , công việc của trợ lý kiểm toán viên cũng không có sự khác biệt với công việc của kiểm toán. Nhưng họ sẽ không phải là người đưa ra những quyết định cuối cùng nếu không có sự đồng ý của kiểm toán viên.
Nói chung là, công việc của một trợ lý kiểm toán viên sẽ giống như việc mà các kiểm toán thường làm. Nhưng quyền hạn của họ trong công việc sẽ bị hạn chế. Cụ thể công việc thường làm của trợ lý kiểm toán bao gồm:
- Giúp kiểm toán kiểm tra những chứng từ, tài liệu báo cáo tài chính.
- Hỗ trợ làm đánh giá về tính đúng đắn cũng như các quy chuẩn hợp lý nhất về các thông tin tài chính, kế toán
- Cùng kiểm toán tư vấn cho lãnh đạo, người quản lý những sai phạm trong việc xử lý thông tin tài chính, tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
- Xây dựng ý kiến để kiểm toán viên tạo ra những chương trình kiểm toán: quy trình kiểm toán, xác định số lượng và thứ tự các bước thực hiện hoạt động kiểm toán
- Thu thập những thông tin bằng các phương pháp kiểm toán gồm: kiểm toán đối chiếu trực tiếp, cân đối, đối chiếu logic, điều tra,…
- Phân tích các số liệu trong các báo cáo tài chính để xác định sai phạm, vấn đề chưa hợp lý, thiếu minh bạch,… để làm bằng chứng xử lý sai phạm khi quá trình kiểm toán kết thúc.
- Làm báo cáo sau quá trình làm việc thường kì để kiểm toán viên đánh giá, xem xét và đưa ra những kết luận cuối cùng.
Công việc cụ thể của kiểm toán viên là gì?
Quy trình của kiểm toán sẽ sử dụng những kiến thức chuyên môn về tài chính kế toán, cùng nhiều nghiệp vụ khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu cũng như tính trung thực của các báo cáo tài chính. Chức năng chính sẽ là:
- Kiểm tra, xác minh tính trung thực, tính pháp lý của các báo cáo tài chính
- Đưa ra những đánh giá về tính đúng đắn cũng như các quy chuẩn hợp lý nhất về các thông tin tài chính, kế toán
- Giúp tư vấn cho lãnh đạo, người quản lý những sai phạm trong việc xử lý thông tin tài chính, tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
- Kiểm tra số liệu trong các loại báo cáo tài chính
- Xây dựng chương trình: Quy trình kiểm toán , xác định số lượng và thứ tự các bước thực hiện hoạt động kiểm toán
- Thu thập những thông tin bằng các phương pháp gồm: Đối chiếu trực tiếp, cân đối, đối chiếu logic, điều tra,…
- Phân tích các số liệu trong các báo cáo tài chính để xác định sai phạm, vấn đề chưa hợp lý, thiếu minh bạch,… để làm bằng chứng xử lý sai phạm
- Tiến hành lập báo cáo, đưa ra những kết luận cuối cùng
Các loại kiểm toán phổ biến hiện nay
Nghề kiểm toán được phân loại thành nhiều dạng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của từng tổ chức, doanh nghiệp. Những loại kiểm toán phổ biến như: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.
Kiểm toán Nhà nước là gì?
Định nghĩa về kiểm toán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 2013 như sau: “kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công“.
Theo Luật kiểm toán nhà nước cũng đã đưa ra rất rõ ràng rằng: chức năng của kiểm toán Nhà nước chính là đánh giá, xác minh và đưa kiến nghị về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Những điều luật hay quy định của kiểm toán của kiểm toán nhà nước sẽ do cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam là Quốc Hội đề ra.
Công việc này do những kiểm toán viên thuộc cơ quan Kiểm toán của Nhà nước. Họ sẽ tiến hành làm theo quy định của pháp luật, không thu phí để xác minh sự trung thực trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc Nhà nước.
Kiểm toán độc lập là gì?
Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực, hợp lý các văn bản tài liệu.. khi có yêu cầu của các đơn vị này. Những kiểm toán viên độc lập sẽ thuộc các công ty chuyên về kiểm toán. Những kiểm toán viên này sẽ tiến hành công việc theo yêu cầu từ phía khách hàng.
Công việc kiểm toán viên độc lập sẽ giúp lãnh đạo các doanh nghiệp được kiểm toán yên tâm hơn về kết quả quá trình làm việc. Bởi các kiểm toán viên độc lập sẽ không thuộc bộ phận nào của công ty, việc tiến hành kiểm toán cũng minh bạch, rõ ràng hơn.
Họ là những người thuộc các công ty chuyên về hoạt động kiểm toán. Những công ty này sẽ làm dịch vụ kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng.
Kiểm toán nội bộ là gì?
Kiểm toán nội bộ trong tiếng Anh là Internal Audit – là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức. Bên cạnh đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa tương đồng với kiểm soát nội bộ. Về cơ bản công việc của kiểm toán và kiểm soát nội bộ sẽ giống nhau về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn.
THAM KHẢO THÊM: Vai trò của kiểm toán viên trong quy trình kiểm soát nội bộ giúp bạn chủ động trong công việc
Bộ phận kiểm toán nội bộ mang một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn càng đóng một tầm quan trọng rất lớn. Họ là những kiểm toán viên thuộc nội bộ công ty, doanh nghiệp. Những kiểm toán viên này sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra tài liệu, báo cáo về tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.
Thông thường, các doanh nghiệp và công ty sẽ thường có bộ phận kiểm toán riêng để có thể định kì kiểm kê, xác minh tính trung thực của các báo cáo tài chính. Điều này giúp công ty có thể nhanh chóng nắm bắt được những sai lầm trong quá trình hoạt động tài chính hay xử lý số liệu. Hoạt động này sẽ hạn chế được những rủi ro nếu bộ phận kế toán mắc sai phạm trong quá trình làm việc.
Điều kiện để trở thành một kiểm toán
Đây là một công việc không hề đơn giản, yêu cầu dành cho người làm ở vị trí này cũng rất khắt khe. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng vị trí này thường sẽ chọn lọc nhân sự rất kĩ lưỡng, nghiêm túc. Những điều kiện mà một kiểm toán viên cần phải có bao gồm:
- Tốt nghiệp các trường đại học chính quy chuyên ngành
- Am hiểu các kiến thức về tài chính, kinh tế, kế toán kiểm toán, hạch toán
- Thông thạo các điều luật
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành, kế toán cơ bản
- Thông thạo nghiệp vụ kế toán cơ bản
Cơ hội việc làm ngành kiểm toán là gì?
Đây là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Bởi vị trí công việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này được đánh giá là công việc rất có tương lai phát triển, cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc.
Những người có hiểu biết về công việc này đều đánh giá để làm tốt công việc này bạn phải thực sự là người có năng lực chuyên môn tốt. Bất kì kiểm toán viên nào cũng có thể làm một kế toán giỏi, một nhà lãnh đạo tốt. Nhưng không phải kế toán nào cũng có thể làm được công việc của kiểm toán viên.
Chính bởi yêu cầu về tính chất công việc rất gắt gao, khó khăn nên mức lương cũng vì thế mà vô cùng hấp dẫn. Theo thống kê mức lương cho vị trí này sẽ dao động từ 10 đến 20 triệu một tháng. Nhưng để có thể được ngồi vào vị trí kiểm toán viên buộc người làm phải có kinh nghiệm làm việc đủ lâu.
Kiểm toán lương bao nhiêu?
Có thể nói hiện nay công việc kiểm toán là công việc có mức lương thuộc hàng cao. Một nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp có thể nhận mức lương cứng dao động từ 10 đến 20 triệu/tháng. Bên cạnh đó họ còn nhận được tiền hoa hồng khi hoàn thành xong những dự án với đối tác của mình. Đặc biệt, mức lương của những kiểm toán viên độc lập luôn rất cao.
Đối với những kiểm toán viên nội bộ thì mức lương dành cho họ sẽ dao động từ 8 đến 12 triệu tùy vào vị trí và năng lực làm việc. Để biết thêm về mức lương của kiểm toán viên các bạn có thể tham khảo thêm tại các trang tìm việc làm để cập nhật.
Học kiểm toán ra trường sẽ làm gì? Ở đâu?
Một trong những vấn đề khiến nhiều bạn trẻ tỏ ra băn khoăn khi theo học kiểm toán đó là những công việc mà sinh viên chuyên ngành này có thể làm. Có những băn khoăn như vậy là do các bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ về chuyên ngành kiểm toán. Thực ra, ngành kiểm toán là một trong những chuyên ngành mà cơ hội việc làm dành cho những bạn sinh viên rất đa dạng, phong phú.
Khi theo học chuyên ngành kế toán – kiểm toán bạn có thể đảm nhận những chức vụ sau:
- Chuyên viên phụ trách kiểm toán
- Kiểm toán viên độc lập
- Kiểm toán viên nội bộ
- Giao dịch viên ngân hàng
- Kiểm soát viên
- Thủ quỹ
- Tư vấn tài chính
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán- kiểm toán
- Thanh tra kinh tế
- Nhân viên bộ phận tài chính
- Trợ lý kiểm toán viên
- …
Cơ hội việc làm rất đa dạng, bạn có thể ứng tuyển ở cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với những người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế IAC thì cơ hội việc làm của bạn tại các doanh nghiệp quốc tế càng trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
Học kiểm toán ở đâu là tốt nhất?
Kiểm toán là một lĩnh vực mà những người có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế, tài chính rất yêu thích. Công việc này còn được đánh giá là “nỗi sợ hãi” của dân kế toán mỗi đợt tiến hành định kì. Nhiều người tỏ ra hứng thú với công việc này, nhưng không biết nên theo học ở đâu?
Bạn muốn theo đuổi công việc của kiểm toán thì sẽ có thể lựa chọn những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, chính quy sau:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế luật TP.HCM
- Học Viện Tài Chính
- Trường Đại học Ngoại Thương
- …
Bạn cũng có thể tham gia những khóa học được mở liên tục từ các giảng viên các trường đại học. Những chứng chỉ kiểm toán quốc tế cần có bao gồm: CAT, ACCA, VN CPA …
Bài viết trên chúng tôi đã chúng tôi cho bạn đọc những thông tin liên quan đến ngành kiểm toán là gì? Nếu bạn tự tin vào kiến thức, năng lực bản thân hãy ngay chóng ứng tuyển kẻo lỡ những cơ hội việc làm tốt. Bạn có thể THAM KHẢO thêm những vị trí tuyển dụng khác thuộc ngành kế toán/kiểm toán tại: https://timviec.com.vn/ke-toan-kiem-toan.