Cip là gì? Câu trả lời đầy đủ về khái niệm Cip cần nắm rõ
Bạn đã bao giờ nghe thấy cụm từ CIP chưa? Và bạn có hiểu CIP là gì? CIP là cụm từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To có nghĩa là cước và bảo hiểm trả tới điểm đến của người bán cần phải chi trả hay thực hiện thanh toán trong quá trình vận hành.
- Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?
- Thuế xuất nhập khẩu là gì? Các đối tượng liên quan tới thuế XNK
CIP là gì? Đây chính là một thuật ngữ được viết tắt sử dụng nhiều ngữ cảnh khác nhau mang từng ý nghĩa riêng biệt. CIP trong kinh doanh hay trong thực phẩm đều có một khái niệm riêng biệt. Để tìm được câu trả lời chính xác nhất chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây !
CIP là gì?
CIP là cụm từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To có nghĩa là cước và bảo hiểm trả tới điểm đến của người bán cần phải chi trả hay thực hiện thanh toán trong quá trình vận hành. Đây chính là một thỏa thuận giữa hai bên bán và mua. Tuy nhiên, các bạn cần phải nắm được những nội dung chính để không nhầm lẫn những chi phí về việc rủi ro thiệt hại hay mất mát trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến với người mua. Đây là một vấn đề tương đương nhưng không giống với những chi phí khác về bảo hiểm vận chuyển CIP.
Theo CIP thì cước và bảo hiểm trả tính đến thời điểm người bán cần phải thực hiện bảo hiểm hàng hóa là 110% giá trị của hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên trong thỏa thuận. Vận chuyển và bảo hiểm cần phải chi trả chính là một trong những điều kiện cơ bản của Incoterm một trong những điều khoản thương mại chấp nhận trên thế giới được gắn liền với tổ chức thương mại quốc tế.
► Tìm hiểu ngay: Những thông tin tìm việc làm nhanh với mức lương hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng uy tín.
Một số những nhiều kiện trong hoạt động CIP của bên bán và bên mua cần nắm rõ:
Bên bán
- Ký hợp đồng giao hàng có nhiệm vụ thanh toán cước đến nơi giao hàng đã được thỏa thuận trong đúng quy định.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm nộp những khoản thuế xuất khẩu đầy đủ đồng thời lấy giấy phép xuất khẩu với lô hàng của mình.
- Thực hiện đúng công việc trong quá trình vận chuyển cho bên vận tải đầu tiên.
- Tham gia đăng lý hợp đồng bảo hiểm và chịu trách nhiệm thanh toán cước phí bảo hiểm.
- Cung cấp cho người mua những chứng từ các văn bản liên quan đến hàng hóa vận chuyển để đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình và pháp luật hiện hành.
Bên mua
- Đối tượng phải chịu những rủi ro tính từ thời điểm người bán giao hàng cho bên vận tải.
- Nhận hàng khi được giao chuyển đầu tiên và nhận đầy đủ những chứng từ liên quan trực tiếp đến lô hàng được bảo hiểm theo đúng quy định như: Hóa đơn, chứng từ vận chuyển, đơn bảo hiểm…
CIP trong hoạt động kinh doanh
CIP trong kinh doanh lại mang một ý nghĩa khác có tên tiếng anh đầy đủ đúng chuyên ngành chính là Corporate Identify Program chính là nghĩa của hệ thống nhận diện thương hiệu và đặc điểm riêng của từng công ty trên những thành mẫu thiết kế Logo. Thực tế thì việc tạo ra những giá trị thương hiệu giúp khách hàng phân biệt được thương hiệu của chính mình một cách đồng bộ và thống nhất.
► Xem ngay: Cẩm nang nghề nghiệp giúp bạn có những kiến thức bổ ích giúp bạn định hướng tương lai.
CIP trong thực phẩm
CIP trong thực phẩm có tên gọi đầy đủ là Clean in place chính là quy trình những phương pháp làm sạch trong những thiết bị được sử dụng trong công nghệ thực phẩm. Không cần tháo gỡ cũng như đường ống, các thiết bị xử lý, bồn chức, phụ kiện, thiết bị lọc, các máy móc liên quan trong hoạt động.
Hệ thống CIP được vận hành để theo dõi và kiểm tra những lưu lượng của dòng chảy nhiệt độ của chất làm sạch. Trên thực tế thì lưu lượng hóa chất sẽ được sử dụng trong những thiết bị cần phải vệ sinh để có thể loại bỏ tạp chất cũng như sử dụng để được rửa sạch. Ngoài ra còn là chất tái sử dụng để loại bỏ.
Hi vọng trên đây chính là những chia sẻ giúp các bạn nắm rõ được khái niệm CIP là gì và những thông tin cần nắm rõ về CIP. Để có nhiều thông tin bổ ích hơn nữa của các ngành nghề hot nhất hiện nay bạn đọc thêm tại news.timviec.com.vn