Lễ phép là gì? Cha mẹ phải làm gì để dạy con lễ phép từ nhỏ?
Lễ phép là sự tôn trọng với người bề trên. Ngoài khái niệm lễ phép là gì, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách rèn luyện đức tính này cho con trẻ.
- Chân thành là gì? Dấu hiệu nhận biết của một người chân thành
- Thật thà là gì? Người thành công có cần đến đức tính này không?
Lễ phép là gì?
Lễ phép là tính từ chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực của người bề dưới đối với người bề trên. Chúng ta vẫn hay được nghe người lớn tuổi dành lời khen cho con trẻ rằng chúng rất lễ phép. Điều ấy chứng tỏ những đứa trẻ ấy rất ngoan ngoãn, nghe lời và biết dành sự tôn trọng cho người lớn tuổi hơn. (Bạn có thể tìm hiểu thêm định nghĩa lễ phép là gì trong trong từ điển tiếng Việt TẠI ĐÂY).
Lễ phép là đức tính không thể thiếu để tạo nên nhân cách đẹp ở con người. Người biết lễ phép, khiêm nhường luôn được mọi người yêu quý và dành nhiều thiện cảm. Nó là hành trang không thể thiếu nếu chúng ta muốn trở thành người tử tế. Ông cha ta từ lâu đã luôn đề cao đức tính này, vậy nên mới có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”: ý nói con người ta phải học cách rèn luyện tính lễ phép, phải học cách làm người trước khi học văn hóa.
Đức tính này cần được rèn luyện từ khi chúng ta còn nhỏ để nó trở thành hành trang gắn bó suốt cuộc đời chúng ta. Nếu bạn đang là một người cha, người mẹ thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của việc dạy cho con trẻ biết lễ phép với người xung quanh.
►►► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.
Những điều cha mẹ nên làm để dạy con biết lễ phép
Một khi đã biết lễ phép là gì và tầm quan trọng của nó trong việc hình thành tính cách con trẻ thì chắc hẳn bạn sẽ háo hức muốn biết mình cần phải làm gì để rèn luyện tính lễ phép cho con, đúng không nào? Vậy hãy lắng nghe một vài lời khuyên của chúng tôi nhé!
Rèn cho con thói quen chào hỏi
Ông bà ta xưa đã dạy một câu rất chí lý rằng “Cây non dễ uốn”. Đúng như vậy, các bậc cha mẹ muốn con trở thành người lễ phép thì hãy rèn giũa cho con ngay từ khi còn bé. Hãy thường xuyên nhắc nhở con phải chào hỏi những người thân trong nhà cũng như những người quen biết mà con gặp ở ngoài đường. Chỉ khi cha mẹ nhắc nhở thường xuyên thì con mới nhận ra tầm quan trọng của việc chào hỏi và làm theo.
Ngoài cách nhắc nhở thì cha mẹ cũng phải làm gương cho con bằng cách chào hỏi lẫn nhau và chào hỏi những người xung quanh. Cha và mẹ hãy đối xử với nhau 1 cách tôn trọng, thường xuyên chào hỏi nhau và điều này sẽ tạo nên một thói quen cho trẻ học theo. Cha mẹ cũng đừng quên chào hỏi những người xung quanh để rèn luyện thói quen này cho con một cách toàn diện.
Dạy con đừng nói trống không hoặc thiếu chủ ngữ
Dạy con chào hỏi thôi là chưa đủ, bạn còn cần dạy con chào hỏi đúng cách. Đừng chào những câu thiếu chủ ngữ như “Chào ông/Chào bà/Chào cô” mà hãy dạy trẻ nói ra một câu đầy đủ, rõ nghĩa và thể hiện sự tôn trọng: “Cháu chào bà ạ/Con chào mẹ ạ”. Không chỉ chào hỏi mà ngay cả khi trò chuyện bạn cũng nên khuyên con ăn nói lễ phép và sử dụng câu có đủ chủ – vị ngữ.
Hành động này vừa giúp con rèn luyện tính lễ phép mà lại vô hình chung giúp con nắm được ngữ pháp của các câu trong tiếng Việt. Điều này rất tốt cho quá trình học mon Ngữ Văn sau này của con.
Dạy con biết tôn trọng người xung quanh
Một cách hay để rèn luyện bản tính lễ phép cho con chính là dạy con biết tôn trọng mọi người xung quanh. Chào hỏi ngay khi gặp mặt;nói năng lễ phép và đúng mực; không nói chen ngang hay cướp lượt lời của người khác; lắng nghe những gì người đối diện nói… Đó đều là những cử chỉ thể hiện sự tôn trọng mà bạn nên tập cho con thực hiện ngay từ khi còn nhỏ.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn định nghĩa lễ phép là gì và những điều cha mẹ nên làm để rèn luyện tính lễ phép cho con. Chúc bạn thành công uốn nắn những “mầm non tương lai” của đất nước nhé!
►►► Xem thêm các cẩm nang nghề nghiệp hot hiện nay: Tại đây.