Tài khoản đối ứng là gì? Các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản hiện nay
Tài khoản đối ứng cũng như các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản luôn là những thắc mắc mà rất nhiều người làm kế toán gặp phải. Vậy tài khoản đối ứng là gì hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Tài khoản đối ứng là gì?
Tài khoản đối ứng hiểu đơn giản là tài khoản có nhiệm vụ ghi lại những phát sinh giữa bên nợ bằng bên có, giữ tài khoản này ứng với tài khoản kia. Và đối ứng tài khoản hiện là phương pháp kiểm tra thông tin của các đối tượng kế toán theo các mối liên hệ khác nhau. Và tất cả đều được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Các yếu tố tạo nên phương pháp đối ứng tài khoản?
Để đảm bảo cho quá trình cung cấp các thông tin của các đối tượng kế toán. Cũng như phản ánh các mối liên hệ giữa các hiện tượng khác nhau trong quá trình đối ứng tài khoản. Các phương pháp đối ứng tài khoản của kế toán hiện nay thường được cấu tạo bởi 2 yếu tố: tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng kế toán.
► Theo dõi các kiến thức ngành nghề hiện nay để có những kỹ năng công việc bổ ích.
Các quan hệ khác nhau của đối ứng tài khoản
Trong các phương pháp của tài khoản đối ứng hiện nay, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới đối ứng tài khoản đó là các quan hệ khác nhau của đối ứng tài khoản. Và theo các tiêu chuẩn về nghiệp vụ kế toán, sẽ có những quan hệ đối ứng tài khoản khác nhau như:
Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản
Các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản hiện nay có các loại đối ứng như:
- Tài sản tăng – tài sản giảm: Một khi tài sản này tăng thì tài sản khác tương ứng sẽ giảm. Những tình huống nghiệp vụ này thường xảy ra khi có sự ảnh hưởng trong nội bộ các tài sản của doanh nghiệp. Qua hệ này chỉ làm thay đổi khi kết cấu các tài sản của doanh nghiệp không bị thay đổi.
- Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm: Khi nguồn vốn cho một lĩnh vực này tăng thì nguồn vốn tương ứng cho một lĩnh vực khác sẽ giảm. Do đó, độ cân bằng của việc đối ứng tài khoản kế toán này sẽ không thay đổi. Các mẫu bản cân đối kế toán thường thấy trong nghiệp vụ kế toán sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong tình huống này.
- Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Đây là tình huống nghiệp vụ xảy ra khi quy mô nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp tăng lên với một lượng như nhy. Nhưng sự cân băng giữa các yếu tố như nguồn vốn, tài sản doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng.
- Tài sản giảm – nguồn vốn giảm: Chỉ khi tài sản và nguồn vốn giảm với cùng một số lượng nhất định. Nhưng tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn phải ở tỉ lệ cân bằng.
Quan hệ đối ứng tài khoản trung gian
Với tài khoản đối ứng trong kế toán, bên cạnh các quan hệ cơ bản, vẫn còn đó các quan hệ đối ứng trung gian. Trong đó có thể kể tới như:
- Giảm tài sản, phát sinh chi phí.
- Tăng tài sản, phát sinh thu nhập.
- Giảm vốn, phát trinh thu nhập.
- Tăng vốn, phát sinh chi phí.
Đây là một số mối quan hệ đối ứng tài khoản trung gian cơ bản mà các kế toán viên cần nắm được. Tuy nhiên, nó chủ yếu chỉ liên quan tới các đối tượng tài sản, vốn, doanh thu, chi phí bỏ ra của doanh nghiệp.
Tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản
Có thể nói, đối ứng tài khoản là các cách thức cung cấp thông tin tổng hợp cho từng loại đối tượng kế toán. Cùng với đó là việc phản ánh các mối liên hệ giữa các đối tượng tài chính khác nhau với hoạt động kinh toanh của doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra cơ sở vững chắc cho bản báo cáo tài chính theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.
Các phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán có vị trí rất quan trọng trong hoạt động quản lí hệ thống tài khoản kế toán hiện nay. Đây có thể coi như bước nghiệp vụ đầu tiên, không thể thiếu trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tài khoản đối ứng là gì cũng như những kiến thức nghiệp vụ có liên quan. Chắc chắn với dân kế toán sẽ đặc biệt quan tâm tới những thông tin này.
► Tìm hiểu những tin tức tìm việc HOT nhất hiện nay bạn nên biết.