Khủng hoảng truyền thông là gì? Một số cách xử lý hiệu quả nhất
Câu hỏi được nhiều người quan tâm gần đây là khủng hoảng truyền thông là gì? Nó thực sự ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp như thế nào?
- Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên
- Chuyên gia là gì? Làm thế nào để trở thành chuyên gia giỏi
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Để có thể hiểu rõ về khái niệm “khủng hoảng truyền thông là gì?” chúng ta cần đi từng bước giải đáp ý nghĩa của những vấn đề liên quan.
Khái niệm truyền thông
Truyền thông là thuật ngữ để chỉ một quá trình chia sẻ, truyền đạt những thông tin đến nhiều kiểu đối tượng khác nhau. Quá trình truyền thông được gọi là hiệu quả chính là khi có khả năng tiếp cận với càng nhiều đối tượng càng tốt. Hiện nay có rất nhiều phương tiện được áp dụng để hỗ trợ quá trình truyền thông đó.
Khủng hoảng truyền thông
Có thể nói định nghĩa này hiện nay vẫn chưa có những lời giải thích sát nghĩa nhất. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó là khi xảy ra những tình huống, vấn đề, sự kiện nào đó vượt tầm kiểm soát của chính đơn vị làm truyền thông. Những tình huống, vấn đề, sự kiện đó đều có tác động tiêu cực ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến tên tuổi, vị thế của doanh nghiệp, đơn vị , tổ chức đó.
Đối với các doanh nghiệp khủng hoảng truyền thông là một trong những vấn đề họ cảm thấy lo ngại, sợ hãi nhất. Nguyên nhân của những khủng hoảng truyền thông thường đến từ rất nhiều nhân tố khác nhau. Điểm chung của những nhân tố gây nên sự khủng hoảng về truyền thông chính là gây bất lợi nhiều mặt với đối tượng đó.
► Tìm hiểu: Các kiến thức những nghề nghiệp hiện nay để có sự chủ động tốt nhất trong công việc.
Một số phương pháp giải quyết khủng hoảng
Khủng hoảng truyền thông xảy ra nếu không lập tức giải quyết, kiểm soát vấn đề chắc chắn những bất lợi, tác hại nó gây ra sẽ khiến đối tượng đằng sau đó nhận hậu quả khó lường. Vì vậy, cần có những phương pháp giải quyết khủng hoảng hiệu quả để xử lí những vấn đề đó một cách nhanh gọn.
Đánh giá mức độ khủng hoảng
Để có thể giải quyết được vấn đề nhất định bước đầu tiên cần làm chính là đánh giá mức độ khủng hoảng. Muốn đánh giá vấn đề một cách hiệu quả, toàn diện nhất định cần phải đặt ra hàng loạt những câu hỏi liên quan đến vấn đề. Đi tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi bạn sẽ có thể biết được vấn đề đang nằm ở đâu.
Những câu hỏi bạn cần đặt ra trong hoàn cảnh này như:
- Mức độ thiệt hại của cuộc khủng hoảng này là gì?
- Ảnh hưởng của khủng hoảng về danh tiếng, hoạt động ở mức độ ra sao?
Nhận phản hồi đến từ phía khách hàng, đối tác
Khi đã xác định được những vấn đề chính gây nên cuộc khủng hoảng này thì bước theo cần làm chính là nhận những phản hồi từ phía khách hàng, đối tác về vấn đề này.
Chắc chắn khi xảy ra những tình huống nghiêm trọng khách hàng và đối tác sẽ ngay lập tức đưa ra những phản ứng của họ về điều đó. Vì vậy, hãy để tất cả nhân sự trong công ty có thể ở tâm thế sẵn sàng đón nhận tất cả những phàn nàn, trách móc đến từ phía khách hàng và đối tác. Nhanh chóng đưa ra thời hạn để giải đáp tất cả mọi vấn đề.
Giữ thái độ đúng mực, tích cực nhất
Trong những lúc xảy ra vấn đề điều quan trọng nhất chính là sự bình tĩnh , suy nghĩ tích cực nhất có thể. Ngay khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, hãy ngay lập tức có những thông cáo giải thích trên mạng xã hội, phương tiện báo chí về vấn đề. Hãy cho những đối tác và khách hàng cảm thấy bạn rất tích cực quan tâm đến vấn đề xảy ra.
Nếu đã xây dựng được độ uy tín, tin tưởng trong lòng khách hàng, họ sẽ chấp nhận những lời giải thích của các bạn. Vì vậy, điều cần làm khi xảy ra khủng hoảng truyền thông là cần khiến cho khách hàng cảm thấy được quan tâm đúng mực.
Xây dựng những kế hoạch đề phòng khủng hoảng
Khi bắt tay vào bất kì một chiến lược, kế hoạch mới thì ngoài ý tưởng sáng tạo, đừng quên có những phương án dự phòng. Những tình huống bất ngờ luôn ập đến trong những lúc bạn không lường tới. Vì vậy, để có thể hạn chế được những tổn thất tối đa nhất định cần có kế hoạch đề phòng khủng hoảng.
Phương án dự phòng những khủng hoảng:
- Tổ chức một team chuyên quản lý những vấn đề liên quan đến truyền thông, kênh thông tin, mạng hội
- Thường xuyên rà soát toàn bộ những vấn đề khi làm truyền thông, đăng tải nội dung thông tin
- Kiểm soát tất cả mọi vấn đề được đề cập, phát tán trên mạng xã hội
- Cập nhật thông tin kịp thời bằng việc thiết lập một đội ngũ những người quản lý web chuyên nghiệp.
Qua bài viết ta có thể hiểu hơn “khủng hoảng truyền thông là gì?” cũng như các phương án khắc phục tốt nhất. Mong rằng độc giả đã có những phút giây hữu ích.
► Khám phá những tin tức tìm việc mới nhất tại: news.timviec.com.vn