Kế toán chi phí là gì? Mục tiêu, nhiệm vụ chính của nghề này là gì?
Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu về khái niệm, nhiệm vụ và mục đích của một kế toán chi phí. Hãy cùng timviec.com.vn tìm hiểu ngay sau đây.
- Kế toán doanh thu là gì? Để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cần gì?
- Kế toán tiền lương là gì? Phạm vi công việc mà kế toán tiền lương cần biết
Kế toán chi phí là gì?
Kế toán chi phí là quá trình ghi lại, phân loại, phân tích, tóm tắt và phân bổ chi phí liên quan đến một quy trình, sau đó phát triển các khóa hành động khác nhau để kiểm soát chi phí. Kế toán chi phí có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của công việc và yêu cầu của công tác quản lý.
Xét về các mặt tổng quan, nghề này gắn liền với các nhiệm vụ liên quan tới những phí tổn trong quá trình sản xuất, các sản phẩm cần tính giá, sao cho thích hợp với đặc tính và yêu cầu được giao phó từ lãnh đạo và doanh nghiệp.
► XEM THÊM: Tất tần tật thông tin quan trọng về nghề kế toán hiện nay
Công việc kế toán chi phí đều gắn liền với quá trình hạch toán các hóa đơn, chứng từ và sổ sách cũng như các loại tài khoản để đưa ra mức chi phí sản xuất thích hợp, tác động đến giá cả sau cùng đưa ra dựa theo phương pháp kế toán hàng tồn kho của đơn vị tổ chức đó.
Do đó, mục đích chính của kế toán chi phí chính là nhằm đưa ra các báo cáo, phân tích chính xác để nâng cao hiệu quả việc quản lý, điều chỉnh chi phí liên doanh.
Tính chất và phạm vi công việc kế toán chi phí
Công việc kế toán chi phí có phạm vi lớn hơn so với việc tính phí thông thường. Trong đó, luôn tồn tại những tiêu chí, nhân tố của công việc kế toán truyền thống, giúp hệ thống phát triển để cung cấp được những thông tin, số liệu phân tích, đối chiếu và đo lường đầu vào.
Nhờ vào những ưu điểm đặc biệt, các phương pháp kế toán của thời đại công nghệ phát triển đang được mở rộng trong tất cả lĩnh vực, đặc biệt là có sự áp dụng rộng rãi trong những doanh nghiệp sản xuất. Nhờ có phương pháp kế toán chi phí hiệu quả, doanh nghiệp mới có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp, đánh giá năng suất, tạo tiền đề phát triển.
Ngoài ra, có nhiều người không thể phân biệt được sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán chi phí là gì vì không nhận rõ các đối tượng mục tiêu của từng loại.
- Với kế toán tài chính chỉ được áp dụng cho những ai không có quyền tiếp cận với những số liệu nội bộ, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như cổ động đầu tư, người tiêu dùng, đối tác bên ngoài, đơn vị quản lý… Có yêu cầu pháp lý khi kinh doanh công khai.
- Còn với kế toán chi phí, các số liệu đưa ra được trực tiếp sử dụng bởi người trong doanh nghiệp, giúp họ đưa ra những chỉ đạo về đường lối phát triển trong hoạt động kinh doanh một cách mật thiết. Không bị yêu cầu pháp lý.
Nhờ có quá trình này, các tổ chức mới có thể nắm bắt và biết tận dụng những nguồn lực quan trọng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp đơn vị luôn bám sát, quản lý và đo lường để từ đó tìm được hiệu quả hiệu ứng đằng sau. Đó chính là những mục tiêu và tính chất quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần có vị trí này trong bộ máy kế toán.
Công việc kế toán chi phí trong xác định giá thành
- Tìm và nắm bắt đối tượng kế toán chi phí và đối tượng định giá thích hợp, cùng với phương pháp khoa học dựa vào điều kiện đơn vị
- Phân bổ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mỗi một bộ phận công việc cho cả bộ máy kế toán, nhất là liên quan đến yếu tố chi phí và định giá
- Tổ chức thu nhận, xử lý các số liệu, chứng từ, các tài khoản kế toán… tuân thủ quy tắc và chuẩn mực đã được quy định để có hệ thống dữ liệu về phí tổn và giá cả.
- Luôn cập nhật thông tin để có sự điều chỉnh về phí tổn và giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ thích hợp, kịp thời
- Xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất để đưa ra sự phân tích, đánh giá quan trọng, tư vấn cho ban quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
► Tìm hiểu những thông tin việc làm kế toán mới nhất hiện nay để không bỏ lỡ những công việc hấp dẫn nhất0
Có thể thấy rằng, mỗi một công việc kế toán chi phí đều cần tiếp xúc và làm việc với rất nhiều số liệu, hóa đơn, chứng từ, tài khoản cần hạch toán và báo cáo khác nhau, nên gánh vác trách nhiệm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.