Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi

Với những bạn trẻ vừa chập chững bước qua cánh cửa Đại học, cẩm nang năm nhất cho sinh viên chính là ‘kim chỉ nam’ giúp họ thêm tự tin và bản lĩnh để vượt qua giai đoạn tiền đề quan trọng này.

Sau kỳ thi THPT Quốc gia, đại học là một bước ngoặt lớn của đời người. Rời ghế nhà trường, trở thành những tân sinh viên, nhiều bạn trẻ còn phải sống xa nhà nên không tránh khỏi choáng ngợp và bỡ ngỡ. Vì vậy, khi chuyển đến một thành phố mới, môi trường mới, hãy trang bị cho mình cuốn cẩm nang năm nhất cho sinh viên để được tham khảo những lời khuyên bổ ích.

Tỉnh táo khi tìm, thuê nhà trọ

Vấn đề lớn nhất của sinh viên tỉnh lẻ khi chuyển đến một thành phố lớn là vấn đề chỗ ở. Không như những bạn trẻ may mắn sinh ra và lớn lên tại đây, nhiều tân sinh viên vừa biết tin đỗ đại học đã phải chạy đôn chạy đáo tìm phòng trọ để ổn định cuộc sống của 4 năm sau này. Tìm được một nơi sạch sẽ, gọn gàng, an ninh tốt và giá cả hợp lý không phải là điều dễ dàng. Một lời khuyên từ người đi trước là hãy tìm hiểu ở nhiều kênh thông tin khác nhau trên mạng xã hội, tờ rơi hoặc người thân, bạn bè, hạn chế tin lời cò mồi.

Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi - Ảnh 1
Các bạn sinh viên năm nhất cần tỉnh táo trong vấn đề tìm nhà trọ, tránh mắc bẫy của ‘cò’. Nguồn ảnh: Internet

Khi đến xem phòng, nhớ trao đổi kỹ với chủ nhà về vấn đề giá cả, giờ giấc giới nghiêm và những phụ phí như tiền điện, tiền nước, tiền wifi, tiền gửi xe,… Đừng ngần ngại va chạm mà hãy thẳng thắn hỏi han chủ nhà để tránh những bất đồng về sau. Sau khi hai bên đã thống nhất, nghiên cứu kỹ hợp đồng và các điều khoản rõ ràng, bảo vệ quyền lợi cho bạn trước khi đặt bút ký. Về khâu đặt cọc, bạn nên viết giấy cọc phòng, chụp lại chứng minh thư của chủ trọ làm bằng chứng, tránh phát sinh điều ngoài ý muốn. Để tiết kiệm tiền phòng, các bạn có thể tìm người ở ghép, ưu tiên người quen, bạn bè hoặc người đã từng tiếp xúc để phòng kẻ gian, đảm bảo chung sống hòa thuận sau này.

Học cách hòa nhập với tập thể

Sau khi kết thúc quãng đời học sinh, rời xa vòng tay của gia đình, một tân sinh viên sẽ bắt đầu cuộc sống mới, tiếp xúc với nhiều người như bạn cùng lớp, bạn cùng phòng, bạn cùng CLB, đồng nghiệp ở chỗ làm thêm,… Việc phải làm quen với nhiều môi trường buộc bạn phải học cách chung sống với tập thể sao cho vui vẻ, thoải mái và không mất hòa khí là điều chẳng dễ dàng gì.

Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi - Ảnh 2
Nụ cười thân thiện là chìa khóa để mở ra một mối quan hệ bạn bè. Nguồn ảnh: Internet

Theo lời khuyên từ các cuốn cẩm nang năm nhất cho sinh viên, bí quyết nằm ở sự hòa đồng, nhường nhịn, dĩ hòa vi quý và tôn trọng lẫn nhau. Cùng là tân sinh viên, hãy thông cảm cho nhau nhiều hơn, bỏ qua cái Tôi để có thêm nhiều người bạn tốt và xây dựng một tập thể vững mạnh. Đừng tiếc một nụ cười làm quen, một cái bắt tay thân thiện trong lần đầu gặp mặt. Sau khi đã thân thiết, bạn có thể xin số điện thoại của đối phương để liên lạc, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, cần đề phòng những trường hợp cá biệt, đừng dễ tin người để kẻ gian lợi dụng lòng tốt lừa tiền, trộm của.

Tham gia sinh hoạt tại các CLB, hội, nhóm năng khiếu

  • Một trong những phương pháp hòa nhập với tập thể được nhiều thanh niên áp dụng là đăng ký, ghi danh vào một hội, nhóm cùng chung sở thích, sở trường, năng khiếu. Việc có thêm một nơi để sinh hoạt, chia sẻ, trò chuyện, bạn sẽ đỡ nhớ gia đình và cảm thấy tủi thân, lạc lõng giữa thành phố xa lạ. Hiện nay, trường đại học nào cũng không thiếu những câu lạc bộ năng khiếu, các chiến dịch thanh niên tình nguyện được thành lập để thu hút và tập hợp các bạn sinh viên có chung chí hướng, sở trường.
  • Hãy mạnh dạn tìm cho mình một hội, nhóm phù hợp (có thể được giới thiệu trong các cuốn cẩm nang năm nhất cho sinh viên), bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị, quen thêm nhiều bạn mới, học thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu. Tất nhiên, trước khi quyết định ghi danh vào một câu lạc bộ phù hợp, hãy xin tư vấn từ người đi trước xem năng lực và năng khiếu của bạn có thể đáp ứng được tiêu chí của họ hay không. Như vậy, bạn mới có thể dễ dàng hòa nhập trong quá trình sinh hoạt tại đó.
Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi - Ảnh 3
Đăng ký tham gia ít nhất một câu lạc bộ để quãng đời sinh viên có thêm nhiều kỷ niệm. Nguồn ảnh: Internet
  • Tại môi trường đại học, các cuộc thi về học thuật hoặc văn hóa, nghệ thuật cũng là cơ hội để các bạn trẻ trau dồi, học hỏi về chuyên môn cũng như phát triển kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội. Nếu có đam mê và khả năng, hãy mạnh dạn tham gia một vài cuộc thi về ca hát, thể thao, biểu diễn thời trang, MC và thậm chí là các cuộc thi nhan sắc do nhà trường hoặc các CLB tổ chức để giao lưu, học hỏi, kết bạn.

Cẩn thận khi tìm việc làm thêm

Nhiều sinh viên quyết định đi làm thêm ngoài giờ lên lớp để kiếm tiền trang trải học phí và sinh hoạt phí. Điều đó rất đáng quý bởi thông qua các công việc part-time, các bạn trẻ vừa rèn được tính tự lập, khả năng chịu trách nhiệm lại vừa san sẻ được gánh nặng tài chính cho gia đình. Tuy nhiên, làm thêm thế nào cho đúng đắn, hiệu quả và hạn chế rủi ro lại là điều không mấy tân sinh viên có thể nắm vững được.

Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi - Ảnh 4
Sinh viên năm nhất đừng quá nóng lòng tìm việc làm thêm kẻo tiền mất tật mang. Nguồn ảnh: Internet

Đầu tiên, hãy tránh xa những địa chỉ đăng tin tuyển dụng mập mờ, không cụ thể về tính chất công việc, mức lương thưởng , nơi làm việc,… vì đó nhiều khả năng là chỗ lừa đảo. Tân sinh viên chưa nên quá áp lực về vấn đề kiếm tiền, làm thêm song nếu thực sự cảm thấy cần thiết, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, Đoàn trường, các anh chị khóa trước hoặc nghiên cứu thật kỹ những cuốn cẩm nang năm nhất cho sinh viên, sách báo, mạng xã hội để tìm được một công việc part-time phù hợp, lành mạnh.

Làm bạn với bản đồ

Khi mới chuyển đến một thành phố lớn và xa lạ, để không bị choáng ngợp, bỡ ngỡ, hãy trang bị cho mình một tấm bản đồ để tránh việc bị lạc đường, gây nhiều phiền toái, bất tiện. Thậm chí, việc phải nhớ kỹ các giảng đường, tòa nhà trong khuôn viên trường đại học cũng nên được các bạn sinh viên năm nhất lưu ý để hạn chế việc bị muộn học, bỏ lỡ tiết, bỏ lỡ môn thi chỉ vì…đi lạc.

Vào đại học phải có cẩm nang năm nhất cho sinh viên, kho mẹo hay bỏ túi - Ảnh 5
Học cách sử dụng bản đồ để tự tin di chuyển giữa thành phố lớn. Nguồn ảnh: Internet

Học cách sử dụng bản đồ thành thạo, nắm được lịch trình hoạt động của các tuyến xe bus, bạn sẽ chủ động được thời gian đi học, đi làm, hạn chế những sự cố đáng tiếc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về những thiên đường ăn uống ngon – bổ – rẻ, các khu vui chơi, giải trí trong thành phố để cập nhật trào lưu của giới trẻ, xả stress sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Sinh viên là một khoảng thời gian đẹp trong tuổi trẻ của mỗi người bởi đó là khi bạn có thể tự do trải nghiệm những gì mình cho là đúng. Tuy nhiên, cần hết sức tỉnh táo và cẩn trọng để hạn chế rủi ro. Nếu cảm thấy chưa tự tin, hãy mạnh dạn tham khảo ý kiến từ gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè hoặc tự nghiên cứu qua các nguồn thông tin sách báo, internet và đừng bỏ qua những cuốn cẩm nang năm nhất cho sinh viên để luôn vững vàng trong mọi quyết định. Dù có thể có những vấp ngã, thách thức, khó khăn song thời sinh viên lại là quãng đời nhiều kỷ niệm mà ai ai cũng nhớ về.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.