OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống?

Thế nào là hàng OEM? Thương hiệu OEM là gì? Hình thức OEM có gì khác biệt với kinh doanh truyền thống? Hãy cũng giải đáp thắc mắc này với chúng tôi nhé!

Khái niệm của cụm từ OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng, doanh nghiệp thực hiện các công việc sản xuất theo bản vẽ thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước rồi bán sản phẩm cho công ty khác.

Ví dụ 1 cách dễ hiểu: Công ty A thiết kế 1 sản phẩm bất kì – Công ty B là công ty sản xuất (hay còn gọi là OEM)

Bên A sẽ thiết kế mẫu mã, hình dáng sản phẩm và đặt hàng ở công ty B để sản xuất ra sản phẩm đó. Sau khi sản phẩm ra mắt thị trường, sản phẩm sẽ mang thương hiệu, xuất xứ từ công ty A. Trong khi đó, bên A sẽ thương thảo và trả một mức phí gia công, sản xuất sản phẩm theo thỏa thuận cho bên B với điều kiện bảo mật thông tin, quy trình sản xuất.

OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống? - Ảnh 1
OEM là gì?

Thế nào là hàng OEM? Thương hiệu OEM là gì?

Hàng OEM được hiểu là nhà sản xuất chế tạo ra một linh kiện nào đó trong một sản phẩm chung, sau đó họ sẽ phân phối đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và hàng phân phối này sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất phân phối chứ không phải là hàng của nhà sản xuất đầu tiên nữa.

Chính vì điều này mà các mặt hàng cung cấp theo kiểu OEM thường có giá thành rẻ hơn giá sỉ. Nhưng tiêu chí để nhà sản xuất thứ 2 muốn cung cấp theo dạng OEM này thì phải đảm bảo 2 điều:

  • Là phải đảm bảo số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất đưa ra. Điều này nhằm đảm bảo doanh thu và đúng theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất thứ nhất.
  • Nhà sản xuất thứ nhất không chấp nhận việc nhà sản xuất thứ 2 mang hàng OEM ra bán lẻ, mà phải đi làm chế tạo ra thành phẩm rồi mới được dùng vào mục đích bán lẻ.

Ví dụ thực tế nhất là Apple và Foxconn. Trong đó, Apple là khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm, còn Foxconn sẽ là bên sản xuất sản phẩm. Foxconn chính là công ty (thương hiệu) OEM.

Giá thành và những yêu cầu khi tham gia hình thức OEM

Hiện nay, hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM có giá cả thấp hơn giá sỉ thông thường. Không những thế OEM còn có sự liên quan chặt chẽ đến công ty cung cấp nguồn sản phẩm (còn gọi là nhà sản xuất A) & công ty đặt hàng sản xuất (còn gọi là nhà sản xuất B). 

OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống? - Ảnh 2

Khi đứng ở vị trí là đối tác OEM của bên A, nhà sản xuất B luôn luôn phải đảm bảo được 2 yêu cầu chính quan trọng: 

  • Thứ 1 đó là nhà sản xuất A phải cập nhật và báo trước số lượng, yêu cầu sản phẩm cho bên B dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Điều này sẽ giúp bên B lên được kế hoạch sản xuất chi tiết, đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng mà nhà sản xuất A đã đặt. 
  • Thứ 2 là nhà sản xuất A không được tự ý bán sản phẩm OEM ra ngoài thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ. Ngược lại, bên B chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ dưới dạng một sản phẩm hoàn thiện về tổng thể.

Tìm kiếm việc làm nhanh chóng, đa ngành nghề tại đây

Sự khác biệt giữa hình thức OEM & kinh doanh truyền thống

Khi tìm hiểu về OEM là gì bạn sẽ dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa OEM với mô hình kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM sẽ bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Nhờ đó, chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp dường như không quá lớn. Chính điều này đã tạo nên cho OEM những lợi thế tuyệt vời.

Trong đó, việc triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng lúc nhiều mặt hàng có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập, khai thác thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, công ty sản xuất sẽ có được khả năng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu cũng như các công nghệ mới mà bên công ty đặt hàng đang trực tiếp nắm giữ. Bởi vậy, để tránh tình trạng công nghệ bị ăn cắp thì cần phải lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung ứng có uy tín,  đáng tin cậy.

OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống? - Ảnh 3

So sánh giữa OEM và ODM

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. Ngược lại, các công ty ODM hiện nay thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp. Do đó để có thể thu hút nguồn khách hàng lớn, ODM thường phải mua lại nguyên mẫu từ các doanh nghiệp khác.

Các nguyên mẫu được ODM mua lại hoàn toàn này đôi khi sẽ được đăng lên website như các “sản phẩm thực” nên nó làm cho khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy bạn sẽ thấy rằng nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không hề có bất kỳ hướng dẫn đặt mua nào thì khả năng cao đó chính là ODM. Đây chính là điểm đặc biệt, nổi bật của 1 công ty ODM.

OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống? - Ảnh 4

Lợi thế trong chiến lược sản xuất hàng OEM

Với chiến lược OEM sẽ giúp cho các đối tác có thể nhận sản phẩm mà không cần xây dựng một nhà xưởng, dây chuyền mới. Nhờ đó, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống mức thông thường. Đổi lại những công ty sản xuất này sẽ có khả năng và cơ hội để tiếp xúc với những tri thức mới hay kết quả nghiên cứu – R&D mà khách hàng đang nắm giữ. 

Ngược lại với OEM, ODM sẽ giúp bạn không phải lo lắng nhiều về vấn đề công nghệ bị ăn cắp. Tuy nhiên các sản phẩm được làm ra theo những thông số kỹ thuật của phía đối tác đôi khi sẽ gây ra những khó khăn nhất định khi bạn bắt tay vào khâu sản xuất. Bởi vậy để tránh điều này thường xuyên xảy ra tốt nhất nên đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế để đảm bảo an toàn cho chính doanh nghiệp của mình. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu OEM là gì và so sánh giữa OEM và ODM sẽ mang đến bạn cái nhìn đa diện hơn về hai hình thức này.

Các chiến lược giúp cho việc sản xuất hàng OEM thành công 

  • Lên kế hoạch và những phương án, ý tưởng để thực hiện kinh doanh 

Trước khi thực hiện các quá trình sản xuất về OEM, công ty sản xuất phải nắm được và lên những ý tưởng hay cách triển khai các vấn đề mà công ty có nhu cầu đã xây dựng trước đó. Từ đó xây dựng được sản phẩm và cách thức sản xuất sẽ được thực hiện như thế nào. Có lẽ trong mô hình sản xuất hàng OEM, yếu tố này đặc biệt quan trọng. Nó là khâu chuẩn bị đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện. 

  • Xây dựng các chiến lược, quảng bá các thương hiệu 

Nếu như bạn đã chuẩn bị đầy đủ và hoàn thiện khâu thứ nhất, bạn có thể đảm bảo quá trình của mình được thành công hơn khi áp dụng các chiến lược marketing PR về những mặt hàng được sản xuất theo quy trình OEM. Do mô hình OEM là thuê ngoài sản xuất nên nếu không có chiến lược quảng bá phù hợp thì lượng người tiêu thụ và biết đến có thể là rất ít, doanh nghiệp có thể sẽ thất bại toàn tập. 

  • Tìm kiếm và lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp 

Nếu doanh nghiệp áp dụng sản xuất hàng OEM thì đồng nghĩa họ phải lựa chọn được những nhà sản xuất thích hợp. Kinh nghiệm từ nhiều nhà kinh doanh cho rằng nguồn cung ứng hàng hóa luôn là đầu mối để doanh nghiệp có thể sản xuất những đơn đặt hàng của họ. Bởi vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các nhà cung ứng sản phẩm. Qua đó doanh nghiệp của bạn vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm, vừa có thể đảm bảo tính toàn vẹn về uy tín. 

OEM là gì? Có sự khác biệt nào giữa OEM & kinh doanh truyền thống? - Ảnh 5
Các công ty OEM uy tín thực sự là lựa chọn đúng đắn

Ngoài ra hãy tổ chức các đại lý, phân phối hàng hóa nhanh chóng để đảm bảo hàng hóa của mình được tiêu thụ rộng rãi và phổ biến đến tay những người tiêu dùng!

Bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức về Cẩm nang nghề nghiệp


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.