Bật mí toàn bộ về Ngành Kinh tế phát triển
Giữa bối cảnh vô vàn những ngành nghề nóng được các thí sinh yêu thích lựa chọn, ngành kinh tế phát triển không được xem là quá mức phổ biến, thế nhưng không thể nào phủ nhận được vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đương nhiên, trong những năm gần đây, Kinh tế phát triển cũng đã dần chiếm được vị thế quan trọng của mình và phát triển mạnh mẽ giống như chính cái tên của nó, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ về Ngành kinh tế phát triển nhé.
Ngành Kinh tế phát triển là gì?
Khái niệm
Ngành Kinh tế phát triển (Development Economics/Development Economics and International Development) là ngành học nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế với mục tiêu là hướng tới sự phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa.
Xem thêm: Tất tần tật về ngành kinh tế? TOP trường Kinh tế hàng đầu nên theo học.
Ngành Kinh tế phát triển học những gì?
Đào tạo
Kinh tế phát triển là một ngành học có tính tổng hợp và ứng dụng cao trong xã hội, sinh theo học ngành này sẽ được đào tạo chuyên sâu về kinh tế, những môn khoa học xã hội, kế toán, kiểm toán, tiếp thị… Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ có được những kỹ năng mềm cần thiết như khả năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo, khả năng khai phá dữ liệu, thái độ nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán tốt, thuyết phục được khách hàng cũng như thích ứng với những môi trường mới và căng thẳng.
Một số môn học chuyên ngành
- Luật kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế
- Kinh tế vi mô 2
- Kinh tế vĩ mô 2
- Kinh tế phát triển
- Lịch sử các học thuyết kinh tế
- Nguyên lý quản trị kinh doanh
- Nguyên lý Marketing
- Nhập môn quản trị học
Xem thêm: Kinh tế đối ngoại là gì? Học kinh tế đối ngoại ra làm gì ?
Cơ hội việc làm Ngành Kinh tế phát triển
Hiện tại ngành Kinh tế phát triển không được xem là quá hot, thế nhưng yêu cầu nhân lực trong ngành vẫn là một con sốkhông thể xem thường được. Phần lớn, các vị trí trong ngành này đều là làm việc ở các cơ quan nhà nước hoặc theo hướng nghiên cứu, nhưng bên cạnh đó bạn vẫn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau ngay cả trong các cơ sở doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, công ty nước ngoài.
Một vị trí cụ thể như sau
- Công chức, cán bộ nhà nước: Với điều kiện vượt qua kỳ thi công chức, bạn có thể làm việc ở những phòng ban khác nhau như phòng chính sách, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, phòng/bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nghiên cứu viên, giảng viên đại học: Bạn có thể lựa chọn tiếp tục học lên thạc sĩ, cũng như đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài, cũng có thể lựa chọn làm giảng viên tại các trường đại học, trường trung cấp, hay các viện như Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế xây dựng.
- Nhân viên kinh doanh dự án: Để có thể làm việc ở vị trí này, các bạn cần phải có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, ngoài ra còn phải biết cách đánh giá vấn đề, ra quyết định và lập kế hoạch.
- Nhân viên sales: Một trong những vị trí làm việc phổ biến nhất và dễ thấy nhất đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể tìm việc tại hầu hết các công ty sản xuất và dịch vụ.
Xem thêm: Ngành kinh tế quốc tế nên theo học trường nào để có thu nhập tốt
Mức lương cơ bản của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế phát triển
- Nhân viên đầu tư/Chuyên viên phân tích đầu tư: Dao động từ hơn 3 triệu đến hơn 11 triệu/tháng.
- Công chức, chuyên viên, cán bộ nhà nước: Lương trung bình từ 4 triệu – hơn 12 triệu/ tháng tùy vào kinh nghiệm bản thân.
- Nhân viên dự án: Trung bình 8-12 triệu/tháng, đối với những người có kinh nghiệm mức lương có thể lên đến 35 triệu/tháng.
- Nhân viên kế hoạch: Lương trung bình từ 8-10 triệu đồng/ tháng, đối với người có kinh nghiệm mức lương có thể rơi vào 30 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên sale: Mức lương cơ bản khoảng 4 – 5 triệu/tháng. Tính cả KPI, phụ cấp, thì mỗi tháng, tổng thu nhập của bạn dao động trên 10 – 30 triệu/tháng tùy năng lực.
Tố chất tư duy cần có
Đối với lĩnh vực kinh tế nói chung và các chuyên ngành về kinh tế nói riêng, mỗi một ngành đều đòi hỏi các yếu tố quan trọng như nỗ lực, tố chất và kỹ năng kinh nghiệm làm việc hơn là bằng cấp. Về cơ bản, những gì bạn được học chỉ là những kiến thức cơ sở, ngoài ra bạn còn cần có những kỹ năng sau đây:
- Tư duy chiến lược cao.
- Khả năng đánh giá chính xác tình hình kinh tế, xã hội cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
- Có tầm nhìn, khả năng phân tích và ra quyết định trong mọi tình huống.
- Chủ động, sáng tạo.
- Khả năng lãnh đạo, giao tiếp và làm việc nhóm.
- Khả năng nghiên cứu và trình độ ngoại ngữ tốt.
Những trường đào tạo Kinh tế phát triển tốt nhất trên cả nước
Miền Bắc
- Học viện Chính sách và Phát triển (chỉ tiêu: 50)
- Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (chỉ tiêu: 170)
- Đại học Kinh tế Quốc dân (chỉ tiêu: 230)
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên (chỉ tiêu: 50).
Miền Trung
- Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum (chỉ tiêu: 40)
- Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi – chỉ tiêu: 80).
Với tiềm năng cơ cơ hội việc làm dồi dào, ngành kinh tế phát triển đang dần được nhiều người biết đến và lựa chọn hơn. Nếu như có niềm yêu thích và muốn thử sức trong lĩnh vực này, bạn hãy cân nhắc tới việc thi vào các trường đào tạo ngành kinh tế phát triển nhé. Chúc các bạn thành công.