Ngành kiểm toán là gì? Ra trường có thể làm những công việc gì?
Ngành kiểm toán là một ngành học có liên quan chặt chẽ tới kế toán, cũng có sự phát triển ổn định và tiềm năng rất lớn. Trong những năm gần đây, số lượng các thí sinh lựa chọn dự thi ngành này vô cùng đông đảo nhưng không chắc chắn tất cả đều đã hiểu rõ về ngành này, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ càng về Ngành kiểm toán nhé.
Ngành Kiểm toán
Khái niệm
Kiểm toán (tên tiếng anh là Audit) là một ngành học đào tạo chung với lĩnh vực kế toán, là một quá trình thu nhập, đánh giá và xác thực những con số báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó đội ngũ kiểm toán sẽ đưa ra những nhận xét và nhận định về thực trạng hoạt động tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Để thực hiện được việc trên, những người kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp diễn giải, điều tra, quan sát và kiểm kê, thử nghiệm với mục đích xác minh tính đúng đắn của tài liệu cũng như tính hợp pháp của các báo cáo tài chính.

Xem thêm: Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô học những gì? Cơ hội việc làm khi ra trường?
Lĩnh vực
Ngành kiểm toán còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như kiểm toán thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng. Theo đó, kiểm toán được chia thành ba loại:
Kiểm toán Nhà nước: Được thực hiện theo những quy định pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiệu. Đối tượng của kiểm toán nhà nước là những doanh nghiệp, tổ chức trực thuộc nhà nước.

Xem thêm: Tìm hiểu về Ngành Hóa học – Không phải ngành hot nhất nhưng tiềm năng vô cùng lớn
Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty, tổ chức độc lập chuyên biệt về dịch vụ kiểm toán. Ngoại trừ kiểm toán những báo cáo tài chính thông thường, các công ty kiểm toán độc lập còn có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy theo từng yêu cầu khác nhau của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư tiềm năng.
Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên của một công ty, tổ chức thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban Giám đốc công ty. Những báo cáo kiểm toán sau đó chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty.
Ngành kiểm toán học những gì?
Sinh viên theo đuổi ngành kiểm toán sẽ được nhà trường trang bị một khối kiến thức khổng lồ về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính thông qua các nghiệp vụ của kế toán như:
- Tính toán chi phí
- Làm dự toán
- Phân bổ ngân sách
- Quản lý doanh thu
Ngoài ra sinh viên cũng sẽ được trang bị thêm những kỹ năng chuyên môn cần thiết như phân tích tài chính, báo cáo tài chính cùng với các kỹ năng mềm như thương lượng và đàm phán, làm việc nhóm, ngoại ngữ, kỹ năng tin học, lập kế hoạch, giải quyết mọi tình huống bất ngờ nhanh lẹ…. Để có đủ tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc trong tương lai.
Học Ngành Kiểm toán ở đâu?
Trường đào tạo Ngành Kiểm toán
Để giúp các sĩ tử lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, sau đây là danh sách những trường đại học có đào tạo Ngành kiểm toán theo từng khu vực mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh
Khu vực miền Trung:
- Đại học Tài chính – Kế toán
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Khối thi Ngành kiểm toán
Mã ngành Kiểm toán: 7340302
Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Kiểm toán:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Cơ hội việc làm và mức lương trong Ngành Kiểm toán
Cơ hội việc làm

Xem thêm: Ngành kiểm toán kế toán nên theo học trường đào tạo nào?
Ngành Kiểm toán hiện tại đang là một ngành học rất “hot” ở nước ta, bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiểm toán dễ dàng xin việc tại các công ty và doanh nghiệp lớn có tiếng trong nước. Cụ thể sinh viên có thể làm các công việc như:
- Lập kế hoạch kiểm toán: Dựa trên cơ sở phân tích các mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán có nhiệm vụ lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
- Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định rõ ràng các bước từ bắt đầu đến kết thúc của quá trình kiểm toán.
- Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra và làm trắc nghiệm…
- Ghi chép những nhận định, phân tích về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
- Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.
Mức lương của kiểm toán viên
Hiện nay, trên thị trường, mức lương trung bình của kiểm toán viên sẽ rơi vào khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng.
Mức lương phổ biến nhất được trả cho kiểm toán viên rơi vào khoảng từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực và bằng cấp mà doanh nghiệp sẽ quyết định mức lương trả cho người lao động. Chẳng hạn:
- Kiểm toán viên bậc thấp nhất có mức lương từ 5 triệu – 8 triệu đồng/tháng.
- Kiểm toán viên bậc thấp có mức lương từ 8triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kiểm toán viên bậc trung bình từ 10 triệu đồng đến 16 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kiểm toán viên bậc cao từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/tháng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, mức lương cao cũng đồng nghĩa với việc bạn phải có năng lực chuyên môn cao và có khả năng chịu được áp lực công việc tốt. Giống như một người nổi tiếng đã từng nói, muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, phải chịu được cảm giác không ai chịu được.
Đương nhiên, trước khi bàn đến việc có năng lực, các bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ càng về Ngành Kiểm toán trước khi có dự định theo đuổi trong tương lai, hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn có thể định hướng được những bước tiếp theo của bản thân, chúc các bạn thành công.

Hạch toán là gì? Hướng dẫn về quy trình và ý nghĩa hạch toán
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 01-06-2023, 14:11Trong lĩnh vực kế toán, hạch toán là một khái niệm quan trọng và cần thiết để phản ánh đầy đủ và chính xác về tài chính của một doanh nghiệp. Việc thực hiện hạch toán đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản, ghi nhận các khoản thu, chi,...

E-Recruitment là gì? Tìm hiểu về khái quát ý nghĩa E-Recruitment
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 31-05-2023, 11:50E-Recruitment là một phương pháp tuyển dụng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây, mang đến sự linh hoạt cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên trong việc thích ứng với sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự biến đổi trong thị trường lao động. Vậy E-Recruitment là gì và...

Cách tạo file PDF từ file Word, Excel, Powerpoin đơn giản dễ dàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-05-2023, 10:27Định dạng file PDF hiện nay rất phổ biến với tính năng bảo mật mạnh mẽ và phù hợp. Do đó, nếu bạn muốn lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu với mọi người, tạo file PDF là một lựa chọn tốt. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, hãy tham khảo...

Tìm hiểu khái quát về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-05-2023, 16:14Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...

Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-05-2023, 11:07Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...

Associate Director là gì? Trách nhiệm của Associate Director
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-05-2023, 15:31Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...

Kỹ thuật là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 25-05-2023, 14:48" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...

Service charge là gì? Những điều cần biết về service charge
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 24-05-2023, 11:59Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...

Chief executive là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm của CEO
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-05-2023, 11:09Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...

Mã nguồn là gì? Tổng hợp đầy đủ kiến thức về mã nguồn
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-05-2023, 10:50Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới lập trình rộng lớn và đa dạng ngôn ngữ, câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất mà họ cần hiểu là "Mã nguồn là gì?". Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng cũng có nhiều người...