Được ông Vũ Minh Trí hỏi ‘Chọn thực tập 3 tháng không lương ở Microsoft hay có lương ở một DN vô danh?, ứng viên Gen Z trả lời 1 câu khiến các sếp loại thẳng tay
“Lương là động lực để làm việc”, ứng viên liên tục khẳng định. “Tụi em đi học có đóng học phí không? “, ông Vũ Minh Trí – CEO ASIM – hỏi lại.
Bạn đồng tình hay phản đối các chương trình thực tập không lương?
“Cơ hội cho ai? – Whose Chance?” tập 6 đưa ra một chủ đề gây tranh cãi: “Bạn đồng tình hay phản đối các chương trình thực tập không lương?”.
Ứng viên của Vòng đối mặt lần này là Lê Thanh Bình, 28 tuổi, cử nhân tốt nghiệp Đại học Luật TPHCM. Thanh Bình có hơn 5 năm kinh nghiệm tại 2 vị trí chuyên viên công ty Luật và pháp chế doanh nghiệp. Trong đó, anh phụ trách đối ngoại và quản lý đội ngũ pháp chế từ 30 – 40 nhân sự. Đặc biệt, nam ứng viên sở hữu thành tích đáng kể như bằng khen cuộc thi biện luận và chứng chỉ đào tạo kỹ năng quản lý.
Đối thủ của Bình là Nguyễn Hữu Thiện, 28 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư hệ thống tại ĐH Bách Khoa Hồ Chí Minh. Hữu Thiện có 5 năm kinh nghiệm học tập và làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu Việt Nam trên nhiều cương vị kỹ sư, giám sát. Nam ứng viên đã trau dồi phong thái làm việc và khả năng chịu áp lực tại nhiều môi trường thách thức như: khởi nghiệp, tài chính 4.0 và các nhà máy sản xuất.
Trước chủ đề liên quan đến chương trình thực tập không lương, Hữu Thiện đưa ra lập trường rõ ràng là không ủng hộ. Anh cho rằng lương là mức giá trị mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, để tạo ra giá trị thặng dư. Mối quan hệ đi làm là cả 2 bên đều chiến thắng, doanh nghiệp sử dụng lao động thì phải trả một phần thu nhập dù mức độ quan trọng của công việc đó có thế nào đi nữa.
Ngoài ra, anh cũng cho rằng những ai chấp nhận thực tập không lương là đã hạ thấp giá trị bản thân mình, vô tình làm ảnh hưởng đến nhóm những người thực tập có lương, khiến doanh nghiệp có cái nhìn thiếu sót vế hiện trạng này. Bên cạnh đó, nam ứng viên 9x còn khẳng định nhóm những người thực tập có lương thường sẽ có tính trách nhiệm cao hơn nhóm ngược lại, hiếm khi lơ là trong công việc, dẫn đến sẽ ít mang thiệt hại cho doanh nghiệp.
“Việc thực tập có lương là xu hướng của hiện đại. Mình sẽ không chấp nhận việc thực tập không lương để đổi lấy kinh nghiệm làm việc thực tế. Bởi khi còn ngồi ghế nhà trường, chúng ta đã được trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết”, Hữu Thiện bổ sung.
Hoàn toàn đồng tình với đối thủ, Thanh Bình cho rằng việc quyết định cho sinh viên mới ra trường thực tập có lương hay không lương, đánh giá về đạo đức và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Trên thực tế, có nhiều bạn trẻ chấp nhận vào một doanh nghiệp lớn để thực tập không lương, chủ yếu lấy kinh nghiệm, tuy nhiên doanh nghiệp thường sẽ không đồng ý và vẫn chi trả trợ cấp.
“Tụi em đi học có đóng học phí? Em sẽ chọn thực tập 3 tháng không lương ở Microsoft hay có lương ở một DN vô danh?”
“Tụi em đi học có đóng học phí không? Việc đi học mà đóng học phí là bình thường đúng không? Khi mới ra trường, tụi em như tờ giấy trắng”, ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Tập đoàn ASIM chất vấn.
Ông Trí hỏi lại 2 ứng viên nếu lựa chọn thực tập tại Microsoft 3 tháng không lương và thực tập có lương tại một công ty vô danh, con đường nào sẽ nâng giá trị tiếp theo của ứng viên cao hơn.
“Đây là bài toán cân đo giữa con voi và con kiến. Vận dụng vào bàn cân cuộc sống thì phải linh hoạt”, Thanh Bình cho biết. Anh khẳng định trong trường hợp này sẽ lựa chọn thực tập không lương tại Microsoft vì dòng chữ kinh nghiệm ghi trong CV sau 3 tháng làm việc tại đây có giá trị hơn.
Ngược lại, Hữu Thiện vẫn sẽ lựa chọn công việc có lương trong trường hợp này. “Lương là động lực để làm việc”, nam ứng viên tiếp tục quả quyết.
“Anh đồng ý về luận điểm rất quan trọng là mình nhìn vào đạo đức của một công ty khi sử dụng lao động có trả tiền lương hay không. Trường hợp anh đưa ra sẽ không bao giờ có. Microsoft hay những công ty lớn khi nhận thực tập viên chỉ có hoặc được nhận, hoặc không, và khi được nhận sẽ có lương”.
Khi đặt ra một trường hợp cá biệt như vậy, tôi ngạc nhiên khi em vẫn chọn lấy lương hơn là lấy kiến thức
Ông Vũ Minh Trí – CEO ASIM
“Anh đặt ra một trường hợp cá biệt như vậy, anh ngạc nhiên khi em vẫn chọn lấy lương hơn là lấy kiến thức”, vị Sếp ASIM nhận xét về phần trả lời của Hữu Thiện.
Không đồng ý với quan điểm trả lương hay không, đánh giá đạo đức của doanh nghiệp, Sếp Nga cho rằng tất cả dựa vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như nhu cầu của đôi bên. “Thế hệ của các Sếp ở đây hồi xưa hầu như đều thực tập không có lương đâu”, Sếp Elise bổ sung.
Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề
nghiệp.
Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong
việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn