Đừng vội nhảy việc khi gặp sếp tồi, mọi chuyện đều có cách giải quyết
Có 1 người sếp tồi là 1 điều khủng khiếp nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết cho công việc của bạn mà chính là cơ hội để bạn bứt phá!
Làm việc với sếp tồi, liệu có phải là “tận thế”?
1 trong những lý do khiến chúng ta bỏ việc chính là sếp tồi, chúng ta không chịu đựng được sự khắt khe, thậm chí là xấu tính của lãnh đạo nên chúng ta tìm cách “run away” như 1 điều tất nhiên. Không giải quyết được thì “chạy làng”, đó là điều hết sức bình thường. Thế nhưng bạn có nghĩ rằng thực ra sự việc không tệ như ta nghĩ? Sếp không tốt như ta mong đợi không có nghĩa là ta phải buông xuôi và từ bỏ tất cả!
Có lẽ bạn đã từng nghe 1 câu hát rất chí lý rằng “What doesn’t kill you, make you stronger”? Thứ gì không giết được bạn thì sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn! Không có được 1 người sếp tâm lý, tuyệt vời là bất hạnh của bạn nhưng đó chưa phải là “tận thế” mà. Bạn có biết rằng làm việc với 1 người lãnh đạo như thế sẽ giúp bạn bứt phá và tạo ra được những thay đổi tích cực cho bản thân hay không? Hãy thử biến điều tồi tệ thành cơ hội xem nào!
Lời khuyên khi sếp không phải tuýp người bạn mong muốn
Bạn không cần phải nhảy việc vì gặp phải sếp tồi, hãy ở lại và bạn sẽ không hối hận. Dưới đây là những bí quyết để biến điều khó chịu ấy thành cơ hội tuyệt vời cho bản thân!
Biết điều gì nên làm và không nên làm
Bạn đã làm việc 1 thời gian với vị sếp khó ưa thì chắc hẳn bạn phải biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì để không “đụng chạm” đến vị lãnh đạo ấy. Nếu bạn đã xác lập ra lộ trình thăng tiến cho bản thân và mong muốn sau này trở thành leader thì hãy lấy sếp bạn làm 1 tấm gương để rút ra thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Bạn đã phải làm việc 1 người lãnh đạo khó chịu, vậy thì bạn chắc chắn hiểu rõ cảm giác của những nhân viên phải làm việc dưới quyền 1 vị sếp tồi. về sau nếu có thành leader bạn sẽ không “dẫm vào vết xe đổ” ấy nữa, đúng không nào?
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Sếp không tâm lý, hay tỏ ra khó chịu và bắt bẻ nhân viên thì bạn buộc phải khéo léo và tinh tế khi trò chuyện hoặc làm việc với vị lãnh đạo này. Hãy rèn luyện thật tốt kỹ năng giao tiếp của bản thân. Bạn cần biết khi nào nên nói ngắn gọn và súc tích, khi nào nên trình bày rõ đầu đuôi câu chuyện. Làm việc với lãnh đạo khó tính thì kỹ năng giao tiếp của bạn cũng phải tốt gấp vài lần người bình thường thì mới có thể bình an “qua ải”. Nếu bạn không làm được điều đó thì e rằng những ngày làm việc của bạn chỉ toàn éo le và đau khổ thôi.
Xây dựng 1 team thật ăn ý
Mỗi khi phải đối mặt với sếp khó tính, bạn hãy nhớ rằng mình không hề cô đơn, còn nhiều người “cùng khổ” khác cũng đang giống như bạn đó! Họ phải chịu tình huống tồi tệ không khác gì bạn và cảm xúc của họ dành cho vị lãnh đạo khó chiều kia cũng giống như bạn mà thôi. Một khi đã có nhiều người “cùng phe” như vậy, thì tại sao bạn không tận dụng ngay nhỉ? Biến họ thành đồng minh của bạn, họ và bạn sẽ trở thành 1 team ăn ý, tuyệt vời trong công việc.
Nếu bạn làm được điều đó, hiệu suất công việc sẽ được nâng cao hơn, tinh thần làm việc cũng được cải thiện khi mọi người cùng động viên nhau cố gắng. Khi 1 thành viên đạt được thành tựu thì sẽ nhận được sự cổ vũ, khích lệ từ những thành viên khác. Và khi cả team cùng lập được thành tích tốt thì niềm vui sẽ được nhân lên gấp bội vì nhiều người cùng chia sẻ nó với nhau. Quá tuyệt phải không nào?
Trên đây là 1 số lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn nếu bạn đang phải làm việc với 1 người sếp tồi. Hãy nhớ câu nói “cái khó ló cái khôn” nên hãy biến điều tồi tệ thành cơ hội để bạn vượt lên chính mình bạn nhé!