Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công

Marketing là một ngành nghề đang rất “hot” hiện nay. Nắm được các bí quyết trong cẩm nang xin việc ngành Marketing sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn khi chuẩn bị ứng tuyển công việc này.

Theo một thống kê, Marketing hiện nay đang là 1 trong 8 nhóm ngành nghề hot nhất trên thị trường với mức lương khởi điểm thuộc hàng cao nhất. Chính điều đó đã thu hút khá lớn số lượng nguồn nhân lực theo đuổi ngành nghề này. Bởi vậy, cơ hội việc làm trong ngành Marketing lại càng trở thành một vấn đề nhức nhối đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 1
Marketing hiện nay đang là 1 trong 8 nhóm ngành nghề hot nhất trên thị trường

Tuy nhiên để ứng viên có thể ứng tuyển thành công vào vị trí nhân viên marketing lại là cả một vấn đề chẳng hề dễ dàng.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn sinh viên ngành marketing đang cần việc làm thuộc đúng chuyên ngành những bí quyết trong cẩm nang xin việc ngành Marketing thành công. Chắc chắn những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Marketing là gì?

Marketing là một dạng tiếp thị, là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Marketing bao gồm tất cả những công việc bạn cần thực hiện để có thể thu hút khách hàng đến với thương hiệu của công ty mình và tiếp tục duy trì mối quan hệ với họ.

Từ việc tạo ra các thông điệp quảng cáo để có thể kết nối với các khách hàng tiềm năng, cho đến việc lựa chọn các kênh truyền thông thương mại phù hợp. Sau đó, thực hiện phân phối nội dung và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu,… tất cả những công đoạn đó đều được bộ phận làm marketing đảm nhiệm.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 2
Marketing là một dạng tiếp thị, là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng

Dù bạn đang làm quản trị một công ty có quy mô lớn hay nhỏ, đang làm kinh doanh trong nước hay đã mở rộng thị trường trên thế giới, không ai là không phải cạnh tranh trên cùng một thị trường. Điều làm ta khác biệt trong mắt khách hàng và vượt xa đối thủ chính là nhờ vào các chiến lược marketing khôn ngoan và đúng đắn.

Thông qua việc tìm hiểu về cẩm nang xin việc ngành marketing, bạn sẽ dần nắm được marketing là gì và từ đó sẽ có định hướng chính xác về ngành đang rất hot này cho riêng mình.

Từ việc nghiên cứu, mang các sản phẩm, dịch vụ của mình đến tay khách hàng – những người đang có nhu cầu, bộ phận marketing đã góp phần mang lại và đảm bảo nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành marketing còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, quảng cáo, bán và phân phối dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Ngành Marketing có các loại tiếp thị sau:

+ Tiếp thị nội dung

+ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

+ Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email…

+ Thực hiện tiếp thị lại (Remarketing)

+ Tiếp thị về sức ảnh hưởng

  • Sự khác biệt giữa marketing và bán hàng:

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa marketing (tiếp thị) và bán hàng. Hai phạm trù này có liên kết chặt chẽ nhưng lại có cách thức hoạt động khác hẳn nhau trong doanh nghiệp của bạn.

Bộ phận marketing đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh tiếp thị. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp, chiến lược quảng cáo giúp khách hàng nhận thức được sản phẩm dịch vụ đó đáp ứng ra sao với nhu cầu của họ.

Trong khi đó, bộ phận bán hàng là bộ phận chốt cuối cùng của quy trình bán. Sau khi bộ phận marketing tìm được khách hàng và chuyên bộ phận bán hàng, người bán hàng sẽ dùng các kỹ năng của mình để thuyết phục khách hàng đồng ý mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 3
Marketing và bán hàng là hai phạm trù khác biệt

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Công việc của một nhân viên Marketing

Thực tế cho thấy, tại các trường đại học/cao đẳng, ngành marketing chủ yếu đào tạo, cung cấp kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường. Từ đó phân tích hành vi của người tiêu dùng và lên mục tiêu chiến lược nhằm tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… đến đúng khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu về cẩm nang xin việc ngành marketing đang được xem là một trong các đề tài hot và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Lý do là bởi, làm marketing là một ngành khá thú vị, đầy thử thách và nhiều cơ hội việc làm.

Vậy cụ thể, người học marketing sẽ nắm được những kiến thức gì?

  • Nghiên cứu và phân khúc thị trường
  • Định vị giá trị thương hiệu
  • Phân tích tính cạnh tranh
  • Lên chiến lược tiếp thị và xây dựng các chính sách ưu đãi
  • Hoạch định ngân sách marketing
  • Đo lường tính hiệu quả của chiến dịch
Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 4
Marketing là một ngành khá thú vị, đầy thử thách và nhiều cơ hội việc làm

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Phẩm chất rèn luyện cần có để trở thành một nhân viên Marketing giỏi

Đối với ngành marketing, bạn không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn giỏi mà còn phải tích lũy, trau dồi những tố chất cá nhân. Từ đó, biến những thứ chưa phù hợp của bản thân với nghề trở nên gần gũi hơn với những đặc trưng của ngành.

Vì vậy, hành trang cần khi đến với nghề marketing và trở thành một nhân viên marketing giỏi là bạn cần phải rèn luyện được 5 phẩm chất dưới đây:

  • Luôn có tinh thần nhiệt huyết, năng động

Nhân viên Marketing rất cần sự năng nổ, đam mê và nhiệt huyết trong tất cả mọi hoạt động. Do đó, một khi bạn đã biết cách nhen nhóm để làm cháy lên ngọn lửa say mê thì công việc chắc chắn sẽ thuận lợi. Còn nếu như bạn vẫn mang hoài nghi với sự nhiệt huyết này, chắc chắn tình yêu công việc trong bạn chưa đủ. Đây chính là một thiếu sót lớn cho tương lai phát triển sau này.

Khi đã có được công việc như ý muốn, bạn nên coi đó như là một phần quan trọng trong cuộc sống và hòa mình vào đó với niềm say mê. Đừng than vãn, nản lòng, khi đó sẽ không có khó khăn nào có thể làm bạn chùn bước được.

  • Không ngừng học hỏi sáng tạo, linh hoạt trong công việc

Đối với người làm Marketing, sự sáng tạo rất cần thiết để bạn có thể đưa ra những chiến lược ngắn hạn và kịp thời đáp ứng được nhu cầu công việc. Còn sự linh hoạt sẽ hỗ trợ cho bạn một bộ óc sáng tạo biết nắm bắt đúng thời cơ, nắm bắt thị trường, đưa những kế sách, chiến lược vận dụng vào thực tế một cách kịp thời.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 5
Marketing đòi hỏi không ngừng học hỏi sáng tạo, linh hoạt trong công việc
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt

Marketing có thể nói là nghề sử dụng chủ yếu “cái miệng”. Chúng ta dùng miệng để thực hiện mọi ý tưởng sáng tạo và tất cả các kế hoạch đã được lên sẵn từ trước. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ phải liên tục giao tiếp với khách hàng, với các đối tác cũng như người trong ngành.

Mỗi một đối tượng lại đòi hỏi bạn phải biết điều chỉnh cách giao tiếp và hành vi ứng xử khác nhau cho phù hợp. Những điều đó được tóm gọn trong “tiêu chuẩn 4S” gồm:

S-Smile ( nụ cười thân thiện)

S-Smart ( bộ óc thông minh)

S-Speed (hành động nhanh nhẹn)

S-Sincerity (thái độ chân thành).

Một khi có được 4 điều này, sự thành công sẽ nhanh chóng đến với bạn.

  • Biết lắng nghe, quan sát tình hình

Nhu cầu của con người luôn thay đổi và không bao giờ cạn kiệt. Vì vậy, một nhân viên marketing giỏi là người bắt buộc phải có được khả năng nắm bắt khách hàng.

Muốn làm được điều đó, bạn cần phải lắng nghe và quan sát, tìm ra nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra kịp thời những sản phẩm mà họ cần.

  • Dám đương đầu với thử thách và chấp nhận rủi ro

Marketing là một trong những nghề mang tính mạo hiểm rất cao. Nghề này mở ra cơ hội phát triển cao nhưng cũng đồng nghĩa với tính rủi ro càng lớn.

Vì vậy, một người luôn lo sợ, không dám đương đầu thách thức thì không thể bước chân vào nghề này. Nếu yêu thích nghề marketing, bạn cần phải mạnh mẽ để vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong công việc.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết hữu ích khi nộp CV xin việc ngành Marketing

1. Chăm chút CV xin việc

CV xin việc chính là chìa khóa thành công khi đi xin việc ở bất kì ngành nghề nào, và Marketing cũng vậy. CV cũng chính là cuộc giao tiếp đầu tiên của bạn với những nhà tuyển dụng thông qua ngôn ngữ, cách trình bày và diễn đạt của bạn. Do đó, nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp, CV không có nhiều điều nổi bật so với những ứng viên nhiều kinh nghiệm thì hãy chăm chút từng câu, từng chữ trong CV của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách giới thiệu website cá nhân, trang Facebook, kênh Youtube… mà mình quản lý. Bởi ở đó, những tư duy về marketing, viết lách, trình bày của bạn sẽ được thể hiện rõ và cũng là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá và quyết định có nên để bạn gia nhập đội ngũ của họ hay không.

Cẩm nang xin việc ngành marketing: Bí quyết “vàng” để ứng tuyển thành công - Ảnh 6
CV xin việc chính là chìa khóa thành công khi đi xin việc ở bất kì ngành nghề nào

2. Luôn cập nhật những kiến thức mới về Marketing

Hiện nay, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ở mức khá cao. Và thực tế cho thấy rất nhiều ứng viên không chuẩn bị kỹ ngay từ khâu tìm việc, không chuyên nghiệp trong các cuộc phỏng vấn nên dẫn tới thất bại.

Ngành Marketing biến đổi không ngừng. Do đó, nếu muốn ghi điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn hãy chắc chắn rằng mình luôn cập nhật những xu hướng mới nhất về ngành nghề này và có hiểu biết sơ lược về chúng. Những kiến thức này có thể cập nhật sự sách vở, báo chí, website nổi tiếng về marketing. Với sự chuẩn bị kĩ càng từ trước, chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều khi tham gia bất kì cuộc phỏng vấn nào.

3. Tìm hiểu trước về nhà tuyển dụng

Nếu muốn xin việc thành công, bên cạnh trang bị kiến thức đầy thủ thì bạn còn nên tìm hiểu kĩ thông tin liên quan về nhà tuyển dụng. Những thông tin đó chắc chắn sẽ giúp bạn có những lợi thế, không bị lúng túng khi tham gia cuộc phỏng vấn.

4. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn

Thần thái tự tin, chuyên nghiệp của ứng viên luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao dù tìm việc trong bất kì lĩnh vực nào. Sự chuyên nghiệp ở đây không chỉ thể hiện trong CV đẹp, trau chuốt mà còn thể hiện ở trang phục, tác phong khi đi phỏng vấn, sự cởi mở, lời chào khi gặp mặt nhà tuyển dụng và lời cám ơn khi kết thúc cuộc phỏng vấn.

5. Biết nắm bắt thời cơ

Sẽ chẳng thể nào tìm được một công việc như ý muốn nếu bạn không chịu chủ động tìm kiếm về nó, nhất là trong thời buổi việc làm khan hiếm mà người cần tìm việc thì nhiều vô số kể như hiện nay. Bởi vậy, điều bạn cần làm là hãy thường xuyên truy cập vào các website của các doanh nghiệp, đơn vị về marketing – nơi mà bạn muốn gia nhập vào đội ngũ của họ để có thể nắm bắt tin tức tuyển dụng một cách nhanh chóng nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký nhận email gợi ý công việc từ các chuyên trang giới thiệu việc làm để không bỏ lỡ thông báo về những công việc marketing đang cần tuyển dụng mới nhất hàng ngày, hàng tuần và chớp cơ hội khi thấy việc làm phù hợp với bản thân.

Với những chia sẻ bên trên, hy vọng bạn có thể nhanh chóng tìm được một công việc trong ngành Marketing cho mình. Không quan trọng bạn là ai, sinh viên mới ra trường hay người đã có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần hiểu rõ bản thân, thể hiện thật tốt trong CV, trong cuộc phỏng vấn thì nhất định một công việc marketing với mức lương mơ ước sẽ tìm đến bạn.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.