Cách làm thẻ ngân hàng online lấy ngay cho mọi đối tượng
Cách làm thẻ ngân hàng rất dễ dàng và nhanh chóng sẽ được bật mí ngay dưới đây. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!
Thẻ ngân hàng là gì?
Đây là một loại thẻ cứng được phát hành bởi các ngân hàng hay tổ chức tài chính với mục đích giúp cho người dùng có thể dễ dàng chi tiêu cho những nhu cầu của mình. Khi dùng thẻ, khách hàng sẽ không cần phải dùng tiền mặt mà chỉ cần “quẹt” thẻ qua máy là đã có thể nhanh chóng hoàn thành giao dịch mua hàng. Thẻ ngân hàng còn được gọi với cái tên thẻ ATM (viết tắt của Automatic Teller Machine hay Automated Teller Machine).
Thẻ ngân hàng được làm bằng nhựa plastic dát mỏng hình chữ nhật kích thước 8,5 x 5,5 cm. Trên mặt thẻ sẽ được in lên những thông tin của chủ thẻ, bao gồm:
Mặt trước thẻ:
- Số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ.
- Tên chủ thẻ.
- Tên và logo của tổ chức phát hành thẻ.
- Tên gọi loại thẻ.
- Chip thẻ
Mặt sau thẻ:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hóa.
- Chữ ký của chủ thẻ.
- Logo tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước.
Lợi ích của thẻ ngân hàng
Thông thường, khi ra ngoài chi tiêu, mua sắm, bạn sẽ cần phải cầm trong tay một số tiền mặt. Nếu số tiền đó nhỏ thì có thể dễ dàng mang đi, nhưng nếu đó là một số tiền lớn thì khả năng bị rơi, bị mất tiền là rất cao. Từ khi sở hữu trong tay chiếc thẻ ngân hàng, bạn không cần đi đâu cũng phải cầm theo tiền mặt nữa, dù đó là số tiền lớn hay nhỏ, chiếc thẻ tiện lợi cũng sẽ giúp bạn kiểm soát chúng và sẵn sàng chi trả bất cứ lúc nào, ở bất cứ địa điểm có hỗ trợ thẻ nào.
Hơn nữa, khi mất thẻ, tỷ lệ bị mất tiền cũng sẽ giảm đi rất nhiều khi cần phải có mật khẩu để kích hoạt chức năng thanh toán. Trong trường hợp này, khi bạn nhanh tay báo mất thẻ với ngân hàng thì thẻ sẽ được khóa lại và mọi chức năng giao dịch đều không thể hoạt động, kể cả khi kẻ gian có biết tới mật khẩu của bạn.
Xem thêm: Cách rút tiền từ Paypal về tài khoản ngân hàng chi tiết nhất 2022 [Hướng dẫn]
Các loại thẻ ATM
Hiện nay, có 3 loại thẻ chính được phát hành. Cụ thể đó là:
Thẻ ghi nợ (Debit card)
- Thẻ ghi nợ là một loại thẻ được dùng rất nhiều hiện nay. Hầu như ai cũng sở hữu một thẻ ngân hàng này. Loại thẻ này có những chức năng cơ bản mà tất cả các ngân hàng đều giống nhau. Đây là loại thẻ phổ thông ai cũng sở hữu.
- Thẻ ghi nợ là loại thẻ có bằng nào trong thẻ tiêu bằng đó và trong thẻ có tối thiểu 50.000VNĐ để duy trì thẻ.
- Tính năng cơ bản của thẻ ghi nợ là: Thanh toán hóa đơn, Chuyển tiền, rút tiền, nạp thẻ điện thoại, vấn tin tài khoản…
Thẻ tín dụng (Credit card)
- Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép khách hàng chi tiêu trước trả tiền sau trong một khoảng thười gian nhất định khách hàng phải thanh toán số tiền đã tiêu.
- Để làm được loại thẻ này khách hàng cần phải chứng minh được tài chính của mình. Ví dụ như bảng lương hàng tháng, sổ tiết kiệm…
- Thẻ tín dụng cũng có các tính năng cơ bản như một thẻ ATM như: chuyển-rút tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, vấn tin tài khoản,…
- Chủ thẻ cần phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trong khoảng thời gian quy định (tối đa 45 ngày). Nếu đóng quá hạn ngân hàng sẽ tự động tính lãi theo ngày bạn quá hạn. Và sau đó những tháng tiếp theo bạn không được hưởng miễn phí lãi suất 45 ngày nữa
Thẻ trả trước (Prepaid card)
Hình thức này là tài khoản ngân hàng không cần phải mở thậm chí bạn cũng có thể tự mua thẻ tại ngân hàng bất kỳ không cần qua các bước thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng. Bạn chỉ cần chuyển tiền vào tài khoản bằng bất kỳ hình thức nào (online, offline). Hạn mức chi tiêu cũng là số tiền bạn đang có trong thẻ. Do đó thẻ được ví như SIM điện thoại.
Loại thẻ trả trước này có hai loại là: Thẻ không định danh và thẻ định danh.
- Thẻ định danh: Là loại thẻ có đầy đủ thông tin của khách hàng và có thể sử dụng như một thẻ ghi nợ bình thường.
- Thẻ không định danh: Không có thông tin của khách hàng vẫn có thể rút tiền tại ATM, thẻ này mua không cần CMND/căn cước.
Điều kiện và thủ tục làm thẻ tại ngân hàng
Điều kiện mở thẻ tại các ngân hàng
- Khách hàng đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Khách hàng đủ 15 tuổi và có người giám hộ
- Có chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do pháp luật quy định.
- Chủ thẻ phải có tài khoản mở tại ngân hàng. Nếu bạn chưa có, khi làm thẻ ATM sẽ đồng thời mở cả tài khoản tại ngân hàng đó.
- Chứng minh thu nhập (nếu được yêu cầu)
Thủ tục làm thẻ
Bạn chỉ cần có những giấy tờ sau để ngân hàng làm thủ tục mở thẻ cho bạn:
- Giấy đề nghị phát hành hành thẻ ngân hàng (theo mẫu của ngân hàng)
- Giấy tờ chứng minh nhân thân: CMND/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3…(chuẩn bị cả bản chính và bản photo)
- Các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng
Cách tạo thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay
Có hai cách phổ biến để nhận thẻ ngân hàng, đó là đăng ký tại các chi nhánh/phòng giao dịch và làm online.
Đăng ký tại các chi nhánh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết để làm thẻ ngân hàng tại các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn lựa chọn
Bước 2: Tới các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng, liên hệ nhân viên và điền vào các mẫu giấy cần thiết theo sự hướng dẫn
Bước 3: Hoàn thành các thủ tục
Bước 4: Đến ngân hàng và nhận thẻ tại khoảng thời gian đã được hẹn trước đó
Cách tạo thẻ ngân hàng online
Khi cách đăng ký thẻ tại các chi nhánh/phòng giao dịch quá tốn thời gian và công sức thì việc mở thẻ online chính là sự lựa chọn phù hợp với bạn khi hình thức này không tốn thời gian di chuyển đi lại và có thể đăng ký tại bất cứ đâu, miễn là có thiết bị kết nối với Internet.
Sau đây là hướng dẫn làm thẻ online trên ứng dụng ngân hàng MB Bank, đối với những ngân hàng khác bạn có thể thực hiện tương tự những bước này nhé.
Đầu tiên, chúng ta phải đăng ký phát hành thẻ với ngân hàng
Bước 1: Tải app MB Bank về điện thoại để bắt đầu làm thẻ MB online
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Khi đã hoàn tất quá trình tải, bạn mở APP MB Bank > Tạo tài khoản > Xác minh OTP > Chụp ảnh CMND/CCCD > Ảnh chân dung > Tạo tên tài khoản, nhập email > Xác nhận bởi mã OTP > Hoàn tất quá trình đăng ký > Đăng nhập vào tài khoản vừa tạo.
Bước 3: Đăng ký phát hành thẻ ATM cứng/thẻ vật lý
Tiếp theo, chúng ta sẽ đăng ký nhận thẻ ATM
Đăng nhập App MBBank > Dịch vụ thẻ > Đăng ký phát hành thẻ rút tiền ATM > Phát hành thẻ ngay > Chọn loại thẻ mà bạn muốn đăng ký > Tiếp tục > Nhập mã giới thiệu (Nếu có)> Kiểm tra thông tin > Mã OTP gửi về điện thoại > Nhâp mã OTP > Hoàn thành.
Đăng ký qua trang web của MB Bank
Bước 1: Để đăng kí mở thẻ ATM ngân hàng MB Bank trên website các bạn truy cập trang chủ ngân hàng MB Bank: https://www.mbbank.com.vn/registration
Bước 2: Điền các mục thông tin cần thiết như: Họ và tên*, Email*, Điện thoại di động* và chọn Tiếp Tục.
Bước 3: Điền thông tin khách hàng và dịch vụ đăng ký
Bước 4: Chọn Tiếp tục và hoàn tất đăng kí mở thẻ ATM.
Cách tạo thẻ ngân hàng live bank của TP bank
Bước 1: Tìm đến cây ATM Livebank gần nhất
- Chọn tính năng Đăng ký mở tài khoản, ngay lập tức bạn sẽ được kết nối với nhân viên ngân hàng qua Webcam từ xa.
- Qua máy scan bạn sẽ cung cấp, xuất trình giấy tờ CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn. Bạn kiểm tra thông tin một lần nữa, nếu chính xác thì ấn xác nhận.
Bước 2: Xác nhận thông tin khách hàng
- Bạn chụp hình chân dung và lấy dấu vân tay trên Livebank.
- Máy sẽ tự động in đơn thông tin ra, bạn nhận và ký giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân và sử dụng dịch vụ.
- Sau đó, bạn cho đơn lại vào máy scan để máy quét lại thông tin và thu đơn này.
Bước 3: Hoàn thành hồ sơ
Bạn chỉ cần chờ 1 – 2 phút để nhân viên xác nhận lại hồ sơ và báo lại cho bạn khi việc mở thẻ đã hoàn thành.
Bước 4: Nhận thẻ
Sau khi nhận thông báo thành công thì khách hàng sẽ nhận thẻ ATM tại khe đọc thẻ, đặc biệt bạn không cần phải kích hoạt lại, vì khi bạn mở thẻ Livebank này thì nó sẽ tự động kết nối với tài khoản thanh toán.
Bước 5: Hướng dẫn sử dụng
Thông qua tin nhắn số điện thoại đăng ký thẻ thì bạn sẽ nhận hướng dẫn lấy mã PIN và cách đổi mã PIN nhanh chóng an toàn từ nhân viên ngân hàng.
Biểu phí khi thực hiện cách làm thẻ ngân hàng
- Phí mở thẻ: Là khoản phí đóng lần đầu khi phát hành thẻ. Khoản phí này dao động từ 50.000đ đến 100.000đ tùy loại thẻ.
- Phí duy trì hoạt động của thẻ: Là khoản phí bạn phí đóng hàng năm, mỗi năm một lần để duy trì hoạt động của thẻ. Khoản phí này mỗi ngân hàng quy định khác nhau. Có thể miễn phí hoặc thu phí.
- Phí sử dụng thẻ: Trong quá trình sử dụng thẻ ATM để rút tiền, chuyển khoản tại cây ATM hoặc muốn thông báo số dư, sử dụng thêm các dịch vụ internet banking thì ngân hàng sẽ thu thêm một khoản phí. Ví dụ như phí SMS banking ACB hiện tại thu 9.9000đ/tháng.
- Phí báo mất thẻ, phí đổi PIN, phí làm lại thẻ, đổi thẻ: Tất cả những yêu cầu này cũng sẽ phải thu phí. Mức phí dao động trong khoảng 50.000đ – 100.000đ tùy ngân hàng.
Xem thêm: Cách sử dụng thẻ ATM ngân hàng chi tiết, đơn giản 2022
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm thẻ ngân hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi News.timviec.com.vn để được cập nhật những tin tức mới nhất nhé!