Bí quyết tư duy khởi nghiệp “đúng hướng – trúng đích” dành cho người mới bắt đầu
Khởi nghiệp luôn là một quá trình khó khăn cho những người mới bắt đầu start-up. Vậy cần tư duy như thế nào để khởi nghiệp đúng hướng?
Không có tư duy cũ hay mới, chỉ có tư duy phù hợp hay không
Tư duy khởi nghiệp không có khái niệm mới hay cũ, chỉ quan trọng kết quả bạn tạo ra từ tư duy của mình. Miễn là chúng phú phù hợp với thị trường và đem đến lợi nhuận của bạn. Còn nếu không, hãy thay đổi chúng.
Đừng nghĩ khởi nghiệp là chuyện gì đó quá xa vời, lớn lao
Ý tưởng khởi nghiệp xuất phát những thứ xung quanh bạn, từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Quan sát xung quanh mình, nhận ra những điều chưa ổn của cộng đồng và có mong muốn cải thiện nó. Khi đó, bạn làm được chính xác điều người khác cần.
Đừng nghĩ rằng phải có nhiều vốn mới khởi nghiệp được
Những doanh nghiệp hoành tráng như Oppo, Samsung… họ cần cả quá trình dài để gầy dựng và phát triển thương hiệu để có được như hiện tại. Và bạn cũng sẽ như vậy.
Bạn cần bắt đầu từ cái nhỏ để đi lên, đừng mắc sai lầm của những startup hiện nay vẫn nghĩ làm kinh doanh là phải làm những cái lớn lao, có văn phòng, nhân viên và làm ra những sản phẩm đắt tiền. Tất cả đều cần thời gian.
Kinh doanh có nghĩa là biến 1 thành 10 đừng nghĩ phải có 10 mới biến thành 10, điều đó đồng nghĩa rằng bạn lấy lãi để tiếp tục kinh doanh, chứ không phải lấy tiền về để tiêu xài. Không cần vốn mạnh để có thể duy trì doanh nghiệp, vốn mạnh chỉ cần để giải quyết khó khăn lúc ban đầu.
Cách tìm hướng giải quyết
Khởi nghiệp là một hành trình giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đối với mỗi vấn đề, cách tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu và nhanh nhất, đó chính là nói đề cho nhóm(các thành viên trong tổ chức) của bạn, thay vì chỉ bạn nghĩ cách giải quyết, khi chia sẻ vấn đề nhiều người sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng.
Đam mê khởi nghiệp luôn cháy bỏng
Không có gì bằng việc sống với đúng đam mê của mình, bạn hãy tận dụng điều đó vào kinh doanh. Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn hãy nỗ lực hết sức, không sợ sệt khi đối diện với những điều khó khăn nhất, bởi lẽ đó là kinh nghiệm quý báu cho lần khởi nghiệp sau.
Không nhất thiết phải một mình gánh tất cả vai trò của 1 doanh nghiệp
Thời gian gần đây, trong một số tài liệu và cả trong một số khóa đào tạo về khởi nghiệp, những người khởi nghiệp được khuyến khích hãy sẵn sàng lăn xả vào làm mọi việc, kiểu người khởi nghiệp phải đóng nhiều vai: giám đốc, bốc vác, kế toán, bán hàng, tiếp thị, giao nhận. Kết quả là trên 90% số bạn khởi nghiệp thất bại, phá sản, dù làm việc cật lực trong mọi vai trò được các chuyên gia khuyến khích.
Khởi nghiệp, bạn không nên lao vào làm hết mọi việc, kể cả những việc không phải sở trường của mình, mà hãy dành những việc đó cho người có sở trường. Tất nhiên bạn sẽ phải làm choàng một số việc bên cạnh việc thuộc sở trường của mình, nhưng nếu ôm đồm hết mọi việc thì xác suất thất bại sẽ là 95%, và 5% còn lại chỉ là may mắn.
Nếu không thuê được ai vì không có tiền, bạn có thể mời người muốn thuê về tham gia cổ đông, hoặc hợp tác ăn chia theo cách hai bên cùng có lợi. Khởi nghiệp không phải cứ “lăn xả”, “cày cuốc”, hay “kiên cường, bất chấp” là sẽ thắng, cày đúng chỗ, cực đúng nơi mới là yếu tố giúp người khởi nghiệp thành công.
Biết chọn lựa và từ bỏ
Khi làm việc bạn cần tập trung làm số ít việc nhưng giá trị tạo ra lại càng nhiều đồng thời từ bỏ các công việc khác không cần thiết. Nếu từ bỏ đúng thời điểm, đúng lúc, đúng việc, tư duy khởi nghiệp của bạn có thể được nuôi dưỡng một cách khoa học, bạn sẽ không bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, quyết định đưa ra càng chính xác, hoặc ít nhất cũng sẽ đúng tới 95%.
Kiểm soát sự khủng hoảng
- Trước khi khởi nghiệp: Gia đình ngăn cản, tài chính, mối quan hệ, yếu tố pháp lý, nhân lực…
- Trong quá trình khởi nghiệp: Bạn gặp rắc rối từ nền kinh tế, từ sự thay đổi chính sách pháp lý, khủng hoảng công-nhân viên ( bãi công, phản đối quyết định từ doanh nghiệp…), khủng hoảng từ rắc rối khách hàng.
Bạn cần phải kiểm soát cảm xúc cũng như suy nghĩ tư duy của mình trong 2 giai đoạn trên. Nếu vượt qua được bạn có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp của mình rồi đấy.
Đừng cho bạn là tâm điểm của mọi ánh nhìn
Đây là cuộc chơi do bạn khởi đầu, bạn phải có trách nhiệm với nó, đừng nghĩ rằng sẽ có quý nhân phụ trợ hay có nhân viên giúp bạn thành công. Sẽ không bao giờ có chuyện đó xảy ra.
Tất cả mọi thứ phải tự do bạn quyết định.
Thực tế khác rất nhiều so với tưởng tượng
Nếu bạn chỉ ngồi đấy tưởng tượng mọi thứ, thì xin thưa với các bạn điều đó chỉ làm tốn thời gian của bạn thôi. Mọi thứ đều phải được hành động và kiểm chứng thực tế .
Nếu bạn có tưởng tượng kế hoạch rất tốt đẹp nhưng thực hiện không khả thi thì cũng chả có điều gì phải quá bất ngờ và hụt hẫng. Vì thực tế luôn là thế, bạn cần phải chấp nhận và đứng lên từ thất bại của mình.
Học hỏi và lắng nghe luôn luôn cần thiết
Đối với người khởi nghiệp mà nói, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu, nếu càng tập trung lắng nghe, thông tin bạn có được càng nhiều hơn, và bạn cũng sẽ nhận được ưu ái từ đối phương, quan trọng hơn cả đó là bạn học cách phản ứng của mọi người đối với từng sự việc trong làm ăn, đây là những thông tin quan trọng hỗ trợ bạn tư duy tốt thêm nữa trong quá trình khởi nghiệp.
Đừng lầm tưởng bằng cấp bạn đang có không đáng cho bạn làm chuyên này chuyện kia.
Bạn cho rằng bỏ 4 năm ra học Đại Học, cầm một cái bằng trên tay thì việc mở một quán phở (dù có kiếm ra cả trăm triệu tiền lãi hàng tháng) thật không đáng, là một người làm dịch vụ hằng ngày phải phục vụ vâng dạ ạ thưa với khách là không đáng? Muốn làm kinh doanh, hãy gạt cái TÔI của bạn sang một bên và làm cái mà thị trường cần.
Nguồn: blogdoanhnhan