Nghề lạ của Việt Nam: Nuôi loại cá lạ thịt giòn như tràng lợn, 5 tháng bán lãi gấp 3, thành đặc sản nổi tiếng được săn lùng
Cá chép giòn khi nấu chín sẽ dai, ngon và giòn. Ngoài ra khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm và béo của cá.
Vài năm gần đây, bắt đầu xuất hiện loại cá chép giòn với thân hình đầy đặn, thịt chắc hơn. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam thì cá chép giòn thực chất là cá chép thường được người nuôi cho ăn hạt đậu tằm. Với phương pháp và cách nuôi nên đã nâng cao chất lượng thịt cá.
Để nuôi được cá chép giòn đòi hỏi kĩ thuật nuôi cá cao hơn khi nuôi cá truyền thống. Nước trong ao cần phải được thay định kì, phải có máy tạo oxy và tạo môi trường nước sạch cho cá. Thức ăn là đậu tằm phải được ngâm từ 12 đến 24 giờ mới cho ăn.
Cá chép giòn khi nấu chín sẽ dai, ngon và giòn. Ngoài ra khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, đậm và béo của cá.
Trong cá chép giòn cũng có nhiều chất dinh dưỡng như: Collagen, canxi, axit amin,… Tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng của cá chép giòn lại cao hơn nhiều so với cá chép thường.
Ông Lê Văn Dũng (60 tuổi, ngụ ấp 3, xã An Phong, H.Thanh Bình, Đồng Tháp) được ví là “tỷ phú cá chép giòn” vì năm nào ông cũng bán ra thị trường 200 tấn cá thu lợi hàng tỷ đồng.
Năm 2011, ông Dũng được một người bạn giới thiệu về mô hình nuôi cá chép giòn trên sông. Thời điểm này, ở miền Tây ít người nuôi, trong khi nhu cầu thị trường cao nên giá cả luôn ở mức cao. Thấy vậy, ông Dũng quyết định nhập 6.000 con giống nuôi thử nghiệm. “Qua tìm hiểu, nhận thấy ở Đồng Tháp có thể nuôi được cá chép giòn nên tôi mua giống về thả bè nuôi. Sau một thời gian, nuôi, hiệu quả đạt được khả quan nên tôi mở rộng quy mô”, ông Dũng kể.
Năm 2014, nguồn nước ở khu vực sông Cái Vừng (H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) không còn phù hợp, ông Dũng phải di dời bè cá chép giòn ra sông Tiền, đoạn chảy qua xã An Phong, H.Thanh Bình để nuôi cho đến nay.
Về hành trình đưa cá chép giòn ra thị trường, ông Dũng kể rằng, ông từng rong ruổi trên chiếc xe máy, hai bên treo 2 giỏ cá chép đến nhiều nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang để giới thiệu sản phẩm; thậm chí, phải nài nỉ tặng cá cho khách ăn thử. Nhờ sự kiên trì, cộng với chất lượng thịt cá dai, thơm ngon nên dần được thị trường chấp nhận. Sau đó, nhiều thương lái đến tận bè cá của ông để mua.
Theo ông Dũng, cá chép giòn thực chất là loại cá chép thông thường. Tuy nhiên, khi nuôi cá đúng kích cỡ tiêu chuẩn đạt trọng lượng khoảng 1,5 kg/con thì chuyển từ thức ăn công nghiệp sang cho ăn đậu tằm cho đến lúc thu hoạch, để tạo thịt dai. Cá nuôi khoảng 10 tháng có thể xuất bán.
“Trong hạt đậu tằm có chất tự nhiên giàu chất đạm, tinh bột và ít chất béo nên sẽ giúp thịt cá dai và có độ giòn, ăn rất ngon. Cá chép được nuôi bằng hạt đậu tằm nên đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Dũng cho biết.
Trước khi tiến hành cho cá ăn, đậu tằm phải được ngâm ủ khoảng 24 giờ, những hạt to phải cắt ra làm đôi. Đậu tằm phải bảo đảm chất lượng và xuất xứ từ Úc với giá khoảng 15.000 đồng/kg. Khi cho cá ăn, bỏ vào thùng, nhấn chìm dưới nước.
Ưu điểm của cá chép giòn là dễ nuôi, ít bệnh, tăng trưởng nhanh, giá luôn giữ ở mức cao, hút hàng. Hiện mỗi năm ông Dũng bán ra thị trường khoảng 200 tấn, giá dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm. Thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh, thành ĐBSCL đến TP.HCM và ra tận miền Trung.
Phát huy lợi thế là xã ven sông Hồng, nhiều nông dân ở xã Vũ Bình (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá chép giòn mang lại lợi nhuận cao.
Là một trong những người tiên phong làm cá giống và nuôi cá trong ao bán nổi sớm nhất ở Vũ Bình, ông Phan Văn Chỉ cho biết: Trước đây tôi chuyên nuôi và bán cá giống nhưng sau khi học tập mô hình nuôi cá trong ao bán nổi ở Hải Dương năm 2013 tôi bắt đầu làm khép kín, từ cá giống đến cá thương phẩm trong ao bán nổi.
Từ 3 mẫu ruộng trũng bị bỏ hoang tôi đã đầu tư 500 triệu đồng để bồi đắp thành 4 ao cá bán nổi. Lợi nhuận thu được từ vùng đất đó tôi nuôi 2 con học đại học, cuộc sống vợ chồng ngày càng khá giả. Cả quá trình làm như vậy nhưng chưa bao giờ tôi thua lỗ, bình quân mỗi năm tôi bán 15 tấn cá, trừ chi phí thu về hơn 200 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Phương, thôn Mộ Đạo 3 cho biết: Năm 2017 tôi bắt đầu nuôi cá trong ao bán nổi, trong đó có 1 ao cá thương phẩm, 6 ao nuôi cá giống. Tôi nhập cá bột với nhiều loại kích cỡ khác nhau về nuôi và bán tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Bình quân mỗi năm ông Phương bán trên 12 tấn cá thương phẩm và hơn 15 tấn cá giống, thu về 500 triệu đồng/năm. Nhiều thời điểm giá cao 7 ao cá đều được bán hết một lúc, đó chính là lúc ông thắng lợi nhất, lợi nhuận cao nhất. “Sắp tới tôi sẽ đưa ra thị trường 3 tấn cá chép đỏ để phục vụ thị trường tết ông Công, ông Táo…”, ông Phương cho hay.
Không chỉ thu nhập cao từ mô hình nuôi cá trong ao bán nổi mà nuôi cá lồng trên sông cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phan Tiến Hùng, chủ mô hình nuôi cá lồng trên sông cho biết: “Năm 2015, tôi bắt đầu làm mô hình này, tuy nhiên để tạo ra sự riêng biệt tôi đã đầu tư nuôi các loại cá đặc sản như chép giòn, trắm giòn, cá lăng, rô phi…”.
Với 10 lồng cá trên sông và hơn 1ha ao bán nổi, bình quân mỗi năm ông Hùng bán 100 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí thu lãi 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, nuôi ở trên sông gặp nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão. Ngay năm đầu tiên thực hiện mô hình này do gặp bão lớn nên toàn bộ số lồng cá trên sông đều bị bão đánh hỏng, tài sản bị cuốn ra sông.
May mắn là từ đó tới nay ông Hùng chưa thiệt hại thêm lần nào. Để cá đạt tiêu chuẩn chất lượng tôi cho cá ăn đỗ tương nhập khẩu, bình quân mỗi năm chi phí thức ăn cho cá khoảng 5 tỷ đồng.
Vì thế càng nuôi lâu năm cá càng ngon, thịt sẽ dai, giòn, thơm hơn cá ít năm, giá bán cũng cao hơn. Hiện nay toàn bộ số cá trong lồng thấp nhất cũng đạt 3kg/con, con to nhất đạt 15kg, giá bán cá cũng đắt theo cân nặng.
Theo Đời sống Tri thức cuộc sống