Dân văn phòng cần làm gì để sống sót trong cơn bão sa thải?

Chỉ tính riêng năm 2022, hàng loạt công ty hàng đầu trên thế giới đã sa thải hoặc cắt giảm số lượng lớn nhân sự. Con số cụ thể lên đến 150.000 người và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023.

Dân văn phòng cần làm gì để sống sót trong cơn bão sa thải? - Ảnh 1
Dân văn phòng cần làm gì để sống sót trong cơn bão sa thải?

Làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt

Những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay như Google, Amazon, Microsoft, và Meta từng được xem như là những nơi làm việc lý tưởng và an toàn nhất. Tuy nhiên, hiện tại điều đó đã không còn nữa. Alphabet – công ty mẹ của Google vừa có đợt sa thải nhân sự lớn nhất trong lịch sử khi đã cắt giảm 12.000 việc làm, tương đương 6% tổng số nhân viên. Microsoft cũng vừa thông báo họ sẽ cắt giảm 10.000 nhân sự trong năm tài chính 2023. Tính gộp lại, Google, Amazon, Microsoft và Meta đã sa thải tổng cộng 50.000 nhân viên. Trong đó, Meta của Mark Zuckerberg – công ty mẹ của Facebook, Instagram và WhatsApp đã cho nghỉ việc tổng cộng 11.000 nhân viên vào tháng 11 năm ngoái. Không chỉ vậy, nhiều công ty lớn khác như: Twitter, Spotify, Salesforce… cũng đã ra thông báo cắt giảm nhân sự vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Việc sa thải hàng loạt nhân sự của các công ty công nghệ lớn đã diễn ra từ cuối năm ngoái. Theo một thống kê của trang Layoffs.fyi, đã có khoảng 200 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải khoảng 60.000 nhân sự chỉ trong tháng 1/2023. Nếu tính từ đầu năm 2022, các công ty công nghệ đã cắt giảm gần 220.000 việc làm.

Làn sóng này cũng đang dần dịch chuyển đến cả Việt Nam và các nước châu Á. Tại Hàn Quốc, các công ty công nghệ lớn như Naver, Kakao tuy không cắt giảm nhân sự hàng loạt, nhưng cũng thông báo rằng quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Trên thực tế, “ông lớn” Naver đã giảm số lượng tuyển dụng nhân viên mới trong năm nay tới 70% so với năm trước. Đối với Kakao, tình trạng cũng không khá hơn khi họ đã giảm số lượng tuyển dụng nhân viên mới xuống còn 2 con số thay vì 3 như trước đây. Song song đó, việc tổ chức lại các công ty con cũng đang được tiến hành.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cắt giảm nhân sự hàng loạt của các công ty lớn. Những nguyên do tiêu biểu nhất bao gồm: ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang dần xấu đi, sự can thiệp của các nhà đầu tư và sự cần thiết phải thay đổi liên tục của nền công nghệ,…

Nhiều công ty thừa nhận họ đã tuyển dụng số lượng lớn nhân viên trong những năm vừa qua, đặc biệt là thời kỳ dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu. Tờ Wall Street Journal đã phân tích rằng, các công ty công nghệ lớn đã tăng cường đầu tư và tuyển dụng do sự bùng nổ của ngành công nghiệp “không gặp mặt” như mua sắm trực tuyến, họp trực tuyến… Tuy nhiên, do doanh số bán sản phẩm và doanh số quảng cáo trực tuyến bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, hiện tại họ buộc phải cắt giảm công việc.

Không chỉ vậy, trong năm qua nền kinh tế hầu như không được ổn định. Để chuẩn bị cho sự suy thoái kinh tế, đây chính là thời điểm thích hợp để “thắt lưng buộc bụng”. Trong khi các hộ gia đình có thể cắt giảm chi phí bằng cách cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, thì các công ty thường cắt giảm bằng cách tiến hành sa thải nhân viên. Sa thải không phải là điều dễ chịu đối với bất kỳ ai, nhưng hành động đó có thể là điều mà công ty cần để duy trì hoạt động.

Dân văn phòng cần làm gì để “sống sót” qua thời kỳ khó khăn này?

Trong bối cảnh nền kinh tế trở nên khó khăn và diễn biến khó lường, nhiều lời khuyên từ các chuyên gia cho rằng, ngoài việc giữ bình tĩnh, người lao động nên tích cực cập nhật thông tin và tìm hiểu những gì đang xảy ra để có thể đối phó, phản ứng một cách tích cực.

Thứ nhất, cần có phương pháp cân bằng tài chính. Trong thời kì nền kinh tế trở nên khó khăn, bằng cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn sẽ trở nên tự chủ và dễ dàng nhận được nhiều cơ hội hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đơn giản là ghi chép lại chi phí hằng ngày và phân chia thu nhập ra thành 6 phần: quỹ tiêu dùng thiết yếu, quỹ chia sẻ, quỹ hưởng thụ, quỹ giáo dục, quỹ tiêu dùng dài hạn và quỹ tự do tài chính. Việc này sẽ giúp bạn xem xét cũng như tính toán, cân đối và quản lý chi tiêu hằng ngày sao cho phù hợp với những kế hoạch đã lập ra.

Thứ hai, nên có nhiều nguồn thu nhập. Thực tế, nhiều người đã nghĩ đến việc đa dạng nguồn thu nhập để giảm thiểu rủi ro. Việc có thêm một hoặc nhiều nguồn thu nhập ngoài công việc chính giúp bạn có thể vững vàng và an tâm hơn trong tình hiện tại. Ví dụ, nếu bạn đột ngột bị mất việc hoặc giảm lương, bạn vẫn có nguồn thu nhập khác để trang trải.

Thứ ba, tập trung vào tương lai. Thay vì liên tục lo lắng về công việc và thu nhập, bạn có thể trau dồi bản thân để đầu tư cho tương lai. Những thay đổi liên tục trong nền kinh tế là điều bình thường và hơn nữa, bạn có thể tập trung vào những gì bạn có thể học được khi cố gắng đối mặt với thử thách và vượt qua chúng. Đôi khi, không phải mọi sự thay đổi điều không tốt. Có thể bạn sẽ tìm thấy công việc mới tốt hơn sau khi nghỉ việc ở công ty cũ, hoặc có trải nghiệm mới thú vị hơn khi tiếp nhận một vai trò mới sau khi công ty của bạn cơ cấu lại nhân sự.

Theo Phụ nữ Việt Nam 


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.