4 tư duy làm nên sự khác biệt của nhóm 1% dân số: Làm công ăn lương chưa chắc ổn định, muốn nên chuyện phải có “máu liều”
Những người thành đạt không bao giờ chỉ dựa vào mức lương ổn định.
Gần đây, một thanh niên đã để lại một bài đăng trên mạng xã hội chia sẻ rằng anh ấy đang rất lo lắng. Thành phố anh đang sống cũng được coi là thành phố lớn, một nơi hứa hẹn rất nhiều những cơ hội phát triển bản thân.
Cách đây vài năm, một số bạn bè thành lập công ty đã ngỏ ý mời anh tham gia. Tuy nhiên, sau nhiều đắn đo suy nghĩ, anh lại từ chối. Thời điểm đó anh đã có công việc kiếm được mức thu nhập ổn định đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Anh không dám từ bỏ đi cái “ổn định” đó để bắt đầu khởi nghiệp từ con số 0 (với rất nhiều những rủi ro không lường trước).
Bây giờ khi chợt nhìn lại, anh nhận ra những người mà trước đây anh cho rằng kém cỏi hơn anh giờ đã kiếm được rất nhiều tiền, có rất nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Nhìn lại mức lương ổn định của bản thân, anh bỗng thấy mình thật vô dụng.
Trong thời đại Internet 4.0, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để thoát khỏi mức lương “chết”, học cách bắt đầu các hoạt động kinh doanh của riêng mình và đón nhận sự gia tăng theo cấp số nhân của sự giàu có. Dưới đây là 4 tư duy của người giàu có thể giúp cuộc sống sang trang.
1. “Lương cứng” khiến không gian phát triển càng ngày càng thu hẹp
Suy nghĩ của hầu hết dân văn phòng là theo đuổi sự ổn định, tức là đi làm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thả lỏng bản thân vào cuối tuần và ngày lễ, và nhận lương hàng tháng.
Tuy nhiên, tư duy của người giàu khác ở chỗ họ luôn tìm kiếm cơ hội cho bản thân, coi trọng không gian phát triển, thậm chí sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt.
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên năng suất lao động. Ở các thành phố tiêu chuẩn hạng nhất, bạn sẽ thấy rằng nếu chỉ dựa vào thu nhập từ lương, bạn thường không đủ khả năng mua nhà, thậm chí nếu bạn có đủ khả năng, tiền lương chỉ đủ trả góp hàng tháng.
Bởi vì việc tăng lương nhìn chung không thể theo kịp đà tăng của giá nhà đất, ngay cả khi vào thời điểm giá nhà ở tạm thời đình trệ. Điều này vô tình đẩy mọi người rơi vào vực thẳm không thể chi trả nổi.
2. Thu nhập từ lương không tương xứng với rủi ro tại nơi làm việc
Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra thu nhập cao tương ứng với rủi ro cao và thu nhập thấp đương nhiên phải tương ứng với môi trường rủi ro thấp. Đối với các ngành có rủi ro cao và thu nhập càng ổn định thì nguy cơ tiềm ẩn càng lớn.
Có thể nói, nếu bạn sống chủ yếu dựa vào lương thì cuộc sống sẽ bị hạn chế khá nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh hiện này, nhiều ngành nghề đứng trước rủi ro sẽ bị thay thế.
Khi đó khoản thu nhập từ lương này không những không phải là sự đảm bảo mà còn là một cái bẫy tại nơi làm việc. Cái gọi là thu nhập ổn định lại khiến chỉ số rủi ro tại nơi làm việc ngày càng cao.
Tất nhiên, đây không phải là điều mà nhiều người trong chúng ta có thể kiểm soát ngay từ đầu. Bởi phần lớn mọi người được giáo dục để trở thành người tài năng chứ không phải để ươm mầm thành người giàu có. Trở thành một người tài năng có thể có thu nhập tốt, nhưng không được có thu nhập như người giàu.
Vì vậy, khi kỷ nguyên mới mang đến cho chúng ta những cơ hội chưa từng có, những thách thức cũng lần lượt kéo đến. Tất cả chúng ta đều có cơ hội để nổi bật, nhưng cũng có khả năng bị loại khỏi đường đua.