Có cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán – trúng tuyển 100%
Việt Nam đang bước vào thời kỳ toàn cầu hoá và cuộc cách mạng về công nghiệp. Cho nên, nhu cầu về dịch vụ tài chính kế toán hay kiểm toán hiện nay không ngừng tăng cao. Đồng thời, chúng là vị trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Chính vì vậy, ngành nghề này nằm trong top những việc làm được các ứng viên lựa chọn, học tập. Từ đó, tỉ lệ cạnh tranh của nó ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, nếu có cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán trong tay, bạn có thể bước qua nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.
Khái quát về ngành kế toán – kiểm toán
Ngành kế toán – kiểm toán là gì?
Ngành kế toán là việc thu thập và cung cấp số liệu về tài sản và các hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp/công ty.
Ngành kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp/công ty, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán viên.
Kế toán – kiểm toán là hai khái niệm khác nhau, đều có những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Ở mức độ bao quát hơn, bộ phận này cánh tay phải để quản lý nền kinh tế nhà nước.
Thực trạng ngành kế toán – kiểm toán hiện nay
Với sự phát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay thì ngày càng sẽ thành lập lên nhiều doanh nghiệp, đồng thời kéo theo nhu cầu về nhân sự, đặc biệt là bộ phận làm việc kế toán – kiểm toán tăng cao. Đây là một trong những vị trí không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.
Theo thống kê, từ năm 1991 tới nay, cả nước ta có gần 240 dịch vụ kế toán, kiểm toán, trong đó: dịch vụ kế toán là 100 doanh nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán là 140 doanh nghiệp, với ước tính doanh thu lên tới 5 nghìn tỷ đồng/năm. Những hoạt động của dịch vụ này, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập thông tin kinh tế, tài chính mà còn góp phần vào việc tăng cường tính công khai, minh bạch của thông tin tài chính, lành mạnh hóa tài chính quốc gia.
Theo dự báo, ngành tài chính của nước ta trong những năm tới sẽ có nhiều khởi sắc về việc tăng trưởng đầu tư nước ngoài, kinh tế phát triển mạnh, số lượng các công ty đều gia tăng. Bên cạnh đó, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch tái cấu trúc của các doanh nghiệp. Theo đó, là những thay đổi trong các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Cụ thể như:
- Chính phủ sẽ ra quyết định liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán của VN trong những năm tới.
- Sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều thay đổi cho ngành kế toán. Công nghệ số ngày càng “hot”, do đó được các doanh nghiệp áp dụng làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính. Nhân viên kế toán có thể áp dụng các chứng từ điện tử, phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu,…cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa.
Các vị trí làm việc trong ngành kế toán – kiểm toán
Những bạn đang theo học ngành kế toán – kiểm toán thường sẽ nghĩ đến công việc của mình sau khi ra trường là: Kế toán viên hoặc Kiểm toán viên tại một công ty, doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, ngành nghề này đem lại nhiều lựa chọn đa dạng như: kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ, tư vấn kinh doanh, thuế…Bên cạnh đó, đã có rất nhiều những chuyên gia trong các lĩnh vực như thuế, kiểm soát rủi ro…đều có xuất phát điểm từ học kế toán – kiểm toán.
Sau khi ra trường, ứng viên có bằng cử nhân kế toán – kiểm toán làm ở các vị trí dưới đây:
- Kế toán viên: Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong các phòng ban: phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ kế toán,…Tổng hợp chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán thật chuẩn xác và hợp lý. Hàng tháng, làm báo cáo kế toán gửi tới Giám đốc công ty, từ đó có những chỉnh sửa phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Mức lương: 6 triệu – 8 triệu/tháng.
- Nhân viên môi giới chứng khoán: Thiếp lập, phát triển thị trường, tư vấn khách hàng có nhu cầu trong sàn giao dịch chứng khoán, phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán. Mức lương: 5 triệu – 7 triệu/tháng + hoa hồng.
- Kiểm toán viên: Là kế toán viên có bằng cấp được chỉ định để kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính mà một công ty đưa ra.. Mức lương: 8 triệu – 10 triệu/tháng.
Ngoài ra, các bạn có thể làm ở vị trí như sau: Nhân viên kiểm soát nội bộ, Nhân viên phân tích dữ liệu, Thủ quỹ…
Cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán thành công
Cách viết CV xin việc
Để có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng, bạn cần chuẩn bị 1 bản CV chỉn chu, để lại nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Giới thiệu bản thân sao cho thật ấn tượng, bởi lẽ đây là một trong những phần quan trọng nhất trong bản CV, nó có thể quyết định nhà tuyển dụng có nên đọc tiếp hay không?
Cụ thể: Trong ngành kế toán – kiểm toán, các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm ở các ứng viên có bằng cấp chuyên môn tốt, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Cho nên, ở phần này bạn nên viết rõ các thành tựu đã đạt được, kinh nghiệm có liên quan, chứng chỉ hay các khóa học đã tham gia.
- Kỹ năng làm việc: Đây là yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, cho nên nhà tuyển dụng rất quan tâm đến phần này trong CV. Khi viết đến nó, bạn cần liệt kê rõ những kỹ năng mình có được, chẳng hạn như: Kỹ năng phân tích, có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt,…
- Trình độ chuyên môn: Ở phần này bạn viết kiến thức chuyên môn, trình độ có được của bạn theo thứ tự thời gian gần nhất đến xa.
Ví dụ: 2017-2019: Bằng CFA – chương trình nghề nghiệp của Hiệp hội CFA Hoa Kỳ
2013-2017: Có chứng chỉ kiểm toán được cấp bở Bộ Tài chính Việt Nam
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn cần nêu ra những kinh nghiệm đã tích lũy qua các công việc đã làm trước đây, đặc biệt nói ra thế mạnh của bạn về chuyên môn của ngành kế toán-kiểm toán.
Ví dụ: Hạch toán hóa đơn, Xem xét hồ sơ tài chính của công ty, Kê khai thế, Lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm…
Một số lưu ý trong buổi phỏng vấn
Với tỷ lệ cạnh tranh khắc nghiệt của ngành kế toán – kiểm toán thời điểm hiện nay, bạn cần có một hành trang vững chắc trước khi bước vào buổi phỏng vấn (chuẩn bị kiến thức chuyên môn, phong thái thật tốt).
Một số câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi như sau:
- “Tố chất quan trọng nhất của một người làm kế toán – kiểm toán là gì?”
Khi gặp phải câu này của nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ trả lời một tố chất, hãy liệt kế một số tố chất quan trọng nữa. Ví dụ bạn có thể nói: Trung thực là một trong những tố chất cần thiết nhất, bởi vì đây là công việc liên quan đến tiền bạc nên chúng là yếu tố không thể bỏ qua. Đi kèm theo đó là đức tính cẩn thận, thiếu nó sẽ có thể làm hỏng việc bất kỳ trường hợp nào.
- “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”
Ở trường hợp này, bạn nên đưa ra câu trả lời thật khách quan (ví dụ: muốn thay đổi văn phòng làm việc..) Thế nhưng, điều tối kỵ nhất là bạn không được chê bai về công ty cũ trước người phỏng vấn lúc bấy giờ.
Ngành kế toán – kiểm toán đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cực kỳ chuyên sâu. Để trở thành một kế toán viên hay kiểm toán viên, bạn cần phải được đào tạo vô cùng bài bản, đồng thời cần có những kỹ năng, tố chất cần thiết.
Trong thời điểm hiện tại, vẫn biết cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này đang tăng cao, thế nhưng sự cạnh tranh của nó cũng không hề dễ dàng gì. Làm việc ở bất cứ vị trí nào trong công việc này, nếu nắm chắc cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán, thì bạn có thể tiến xa, tiến cao hơn nữa trong tương lai. Còn nếu đang là sinh viên sắp ra trường, các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu sẽ chào đón bạn về ngay thôi!
LTA.
Nguồn: https://timviec.com.vn/