Ngành công nghệ thực phẩm: Mọi điều ứng viên cần biết khi xin việc
Một trong những ngành học có triển vọng nhất hiện nay là ngành công nghệ thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm.
Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm: Khái niệm và cơ hội tìm việc
Định nghĩa về ngành công nghệ thực phẩm?
Hiểu đơn giản, nội dung đào tạo chính của ngành này là thẩm định chất lượng sản phẩm trong quy trình chế biến; bảo quản, chế biến nông sản; đồng thời vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tìm hiểu và phát triển nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, hóa-dược phẩm… Nhìn chung, những ứng dụng thực tế mà đa dạng trong ngành công nghệ thực phẩm có ảnh hưởng nhất định với cuộc sống đời thường của chúng ta. Cẩm nang xin việc ngành công nghiệp thực phẩm là điều cần thiết cho những bạn trẻ muốn thử sức với công việc này.
Cơ hội tìm việc ngành công nghệ thực phẩm sau khi ra trường
Những nghiên cứu trong ngành này đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống đời thường. Tiêu biểu tại nước ta, xu hướng sử dụng thực phẩm qua chế biến ngày càng tăng và đòi hỏi sự đa dạng cả về chất lượng lẫn bao bì, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ. Điều này là rất bình thường đối với đất nước hơn 90 triệu dân và có nền kinh tế tăng trưởng 7,5 % mỗi năm.
Cùng với những lĩnh vực lớn như đồ uống (nước giải khát, sữa và chế phẩm từ sữa, bia, rượu,…) thì nhiều ngành khác liên quan đến công nghệ thực phẩm cũng được quan tâm đặc biệt nhằm mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước; từ đó đòi hỏi nguồn nhân lực lớn tương xứng.
Theo nhiều cẩm nang xin việc ngành công nghiệp thực phẩm, trong top ba ngành khát nhân lực giai đoạn 5 năm từ 2015 – 2020, ngành công nghệ thực phẩm đứng ở vị trí thứ 2, mang đến hứa hẹn sẽ là yếu tố kinh tế chính của Việt Nam trong tương lai.
Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm: Vấn đề đào tạo
Một số môn học chuyên ngành điển hình:
– Dinh dưỡng
– An toàn thực phẩm
– Quản lý chất lượng
– Phân tích thực phẩm
– Hóa sinh học thực phẩm
– Công nghệ sinh học thực phẩm
– Vi sinh học thực phẩm
– Công nghệ chế biến
– Phát triển sản phẩm …
Các trường Đại học, học viện uy tín có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm
Danh sách dưới đây là các trường đại học có tuyển sinh các khối ngành công nghệ thực phẩm:
– Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Đại học Nông lâm – Đại học Huế
– Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
– Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
– Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Đại học Nông lâm Bắc Giang
Khối thi đầu vào chuyên ngành công nghệ thực phẩm tại các trường trên chủ yếu là A, A1, B, C1, C8, D1, D7, D8. Tốt nghiệp rồi sinh viên sẽ được cấp bằng Kỹ sư (công nghệ thực phẩm) thay đổi theo tùy trường ĐH.
Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm: Các công việc phù hợp sau khi ra trường
Học ngành công nghệ thực phẩm thì làm nghề gì? Nơi công tác ở đâu?
Khi ra trường, sinh viên có thể ứng tuyển vào các đơn vị doanh nghiệp chuyên chế biến, sản xuất thực phẩm (sản xuất chè, đồ hộp, chế biến thủy hải sản, …), vệ sinh ATTP, hoạt động xuất nhập khẩu thương mại; phòng quản lý VSATTP của Bộ Y tế, Bộ Công thương, hay Bộ Nông nghiệp và PT nông thôn …
Thêm vào đó, sinh viên cũng có cơ hội làm việc trong các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng với vai trò chuyên gia dinh dưỡng, tư vấn tiết chế dinh dưỡng lâm sàng, hoặc vai trò chuyên viên thẩm định chất lượng …
Một số vị trí tiêu biểu mà sinh viên học ngành công nghệ thực phẩm có thể làm:
– Kỹ sư công nghệ thực phẩm
– Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng
– Trình dược viên
– Người thẩm tra chất lượng
– Người phát triển sản phẩm
– Đầu bếp
– Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu
– Nhân viên bộ phận thu mua
– Nghiên cứu viên phòng thí nghiệm
– Kỹ thuật viên sản xuất
– Kỹ sư sản xuất
– Quản lý giám sát sản xuất
– Nhân viên vận hành máy …
Sinh viên làm các nghề này cần những phẩm chất:
– Hứng thú với lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống
– Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao
– Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích
– Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng
– Đam mê công nghệ và nghiên cứu …
Mức thu nhập trung bình
Khi mới tốt nghiệp sinh viên thường được đảm nhận vị trí cơ bản nên thu nhập ban đầu sẽ hơi thấp, chỉ tầm khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng.
Khi đã có thâm niên trong nghề cùng với việc tích lũy kinh nghiệm làm việc cũng như kiến thức chuyên môn thì tỷ lệ thăng tiến trong ngành rất triển vọng. Vào lúc này thu nhập của các kỹ sư, chuyên viên giám sát bộ phận, quản lý có thể đạt mức 46.000.000 – 69.000.000 đồng/tháng.
Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm: Bí quyết xin việc và viết CV
Các ‘ông lớn’ trong ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
Chúng ta chắc hẳn sẽ thấy khá quen tai với những cái tên như Kinh Đô, Vinamilk, Vina Acecook, Vissan, Trung Nguyên, Sài Gòn Food, TH True Milk, T&T Group, Vinacafe, Masan, Tân Hiệp Phát, Hữu Nghị Food, Cholimex… Đây là một số tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống của Việt Nam. Tất cả đều có cẩm nang xin việc ngành công nghiệp thực phẩm cho riêng họ.
Hoặc các tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh với nước ngoài như Coca-cola, Nestlé, Heineken, Ajinomoto, Pepsico, Abbott, Cargill, Carlberg, Sabeco, Kewpie, Zagro …
Cơ hội tuyển dụng tại các doanh nghiệp này đang rất mở rộng vì họ luôn muốn chiêu mộ những nhân sự tài giỏi về với công ty mình. Ngoài ra, nếu như chưa tự tin để ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn, các bạn sinh viên có thể làm việc cho các đơn vị quy mô nhỏ hơn để lấy kinh nghiệm làm việc cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn.
Tìm kiếm cơ hội việc làm
Hãy thường xuyên theo dõi website và fanpage Facebook của đơn vị doanh nghiệp mà bạn muốn ứng tuyển để không bỏ lỡ tin tuyển dụng nào.
Tuy nhiên cách này sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu như bạn bỏ lỡ mùa tuyển dụng của doanh nghiệp đó. Có một cách mang lại hiệu suất lớn hơn, đó là bạn trực tiếp tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại các website tuyển dụng chuyên nghiệp như Vietnamworks, Vieclam24h, Careerbuilder, Topcv.vn, Timviecnhanh … hoặc các cộng đồng, hội nhóm trên Facebook như Việc làm ngành công nghệ thực phẩm – Hóa chất – Sinh học, Công nghệ thực phẩm …
► Khám phá các vị trí việc làm công nghệ thực phẩm tại Hà Nội với mức lương hấp dẫn
Cách viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm
Không chỉ ngành công nghệ thực phẩm mà cả các ngành nghề khác nói chung, một bản CV xin việc ấn tượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có thành công trong vòng đầu tiên ứng tuyển hay không. Chính vì vậy các cẩm nang xin việc ngành công nghiệp thực phẩm sẽ luôn có ích.
Hãy làm CV của bạn thật nổi trội bằng việc đưa ra bằng cấp, chuyên môn cùng với các kỹ năng đặc biệt theo một cách ngắn gọn, súc tích nhưng có hệ thống. Vì là ngành có yêu cầu đặc biệt nhiều nên bạn hãy nhớ nhấn mạnh vào kiến thức chuyên ngành trước tiên, rồi mới đến phần kỹ năng và kinh nghiệm.
Nắm bắt bản chất vị trí của mình và hiểu được tâm lý nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để tạo nên bản CV tuyệt vời. Để làm được như vậy, bạn tự hỏi mình xem bạn mong chờ gì ở một nhân viên mới với mong muốn mang về giá trị lớn hơn cho đơn vị vủa mình? Hãy tỉm cho bản thân một cẩm nang xin việc ngành công nghiệp thực phẩm phù hợp.
Nếu bạn không biết trình bày hay viết từ đâu thì hãy lên mạng Internet và tìm kiếm, có không ít trang web đã tạo sẵn hàng trăm mẫu CV đẹp lung linh cho bạn rồi đó.
Nội dung trên đây đã nêu lên toàn bộ vấn đề trong cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm cho bạn. Hy vọng bạn sẽ góp nhặt được thông tin bổ ích cho mình từ bài viết.
Kim Ngân