5 điều cần biết trước khi xin việc ngành công nghệ thông tin
Bạn băn khoăn không biết xin việc ngành công nghệ thông tin như thế nào thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành này.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ và len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống như hiện nay, việc theo đuổi ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của rất nhiều bạn trẻ. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực gì cũng cần một đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn liên quan đến ngành này.
Hơn nữa, phạm vi ngành cũng rất rộng nên các bạn trẻ khá dễ dàng khi xin việc ngành công nghệ thông tin. Để hiểu thêm về ngành công nghệ thông tin hiện nay trước khi quyết định học hay xin việc, bạn cần nắm rõ 5 điều dưới đây.
Vai trò của CNTT trong cuộc sống hiện nay
Công nghệ thông tin giờ đây đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả y tế, văn hóa, xã hội và giáo dục… Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng của chúng ta, là cầu nối không thể tách rời trong nhịp sống toàn cầu hóa.
Không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc mà còn là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của đơn vị mình. Chính phủ cũng xem việc ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy cải cách hành chính từ Trung ương đến các địa phương, vào từng công đoạn trong công việc hành chính hàng ngày của mỗi một cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính, góp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan… Chính vì thế mà xin việc ngành công nghệ thông tin là điều quá dễ dàng.
Thực trạng đào tạo ngành công nghệ thông tin hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin, tuy nhiên chất lượng lại là một vấn đề nan giải. Đào tạo ồ ạt, chương trình học không có gì mới mẻ, kiến thức không cập nhật theo sự phát triển chung của thế giới, lý thuyết không đi đôi với thực hành… dẫn đến rất nhiều hệ lụy.
Bên cạnh đó, một số trường chỉ quan tâm đến tuyển được nhiều sinh viên càng tốt, còn chất lượng như thế nào thì lại bỏ ngỏ. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng không định hướng cho sinh viên những ngành thích hợp với trình độ, kiến thức… dẫn đến việc nhiều sinh viên đến lúc ra trường vẫn không chọn đúng chuyên ngành phù hợp, chẳng biết mình đã được học những gì.
Với những sinh viên này khi ra trường, kiến thức hầu như không nắm bắt được gì nên chuyện xin việc ngành công nghệ thông tin trở nên rất gian nan dẫn đến tình trạng thất nghiệp đầy rẫy, làm trái ngành… Theo thống kê thì có 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm, thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm nói chung. Chỉ có khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì, là ngay từ lúc chọn trường học, ngành học, các sinh viên phải đắn đo, suy nghĩ thật kỹ rồi mới đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó cũng chọn những trường đào tạo công nghệ thông tin có uy tín để học. Dưới đây là các trường đào tạo uy tín, chất lượng mà bạn có thể tham khảo:
- Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại Học Xây Dựng Hà Nội
- Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Đại học Công Nghệ TPHCM
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
Các lĩnh vực và cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin
Phải công nhận rằng đây là ngành năng động và phát triển rất mạnh mẽ nên cơ hội để xin việc ngành công nghệ thông tin cũng rất cao. Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam kể từ năm 2020 sẽ cần 1 triệu lao động ngành công nghệ thông tin mỗi năm. Sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin có thể làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ, nhà máy, tổ chức kinh doanh có phần mềm quản lý và vận hành tự động…
Các bạn cũng có thể dễ dàng tìm được việc qua các kênh tuyển dụng như qua mạng xã hội, người quen giới thiệu, qua web tìm việc làm hoặc qua thực tập sinh. Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Vẫn băn khoăn học công nghệ thông tin ra trường sẽ làm ngành gì? Và đây là một số công việc cụ thể mà chúng tôi giới thiệu cho bạn:
- Kỹ thuật viên máy tính
- Kỹ sư thiết kế mạch điện-điện tử
- Lập trình viên (Developer)
- Chuyên viên quản lý dự án (Project Manager)
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
- Kỹ sư cầu nối (BrSE)
- Database Developer
- Chuyên viên phân tích dữ liệu
- Chuyên viên quản trị hệ thống
- Kỹ sư phần mềm
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật
- Chuyên viên thiết kế web/ dịch vụ Internet
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
Những kỹ năng cần thiết trong ngành công nghệ thông tin
Kỹ năng cứng
Top những kỹ năng cứng được các nhà tuyển dụng cần nhất ở nhân sự ngành CNTT gồm có
- Kỹ năng về JavaScript
- Kỹ năng PHP
- Kỹ năng C#
- Kỹ năng HTML5
- Kỹ năng Java
- Kỹ năng C++
- Kỹ năng SQL
- Kỹ năng CSS
- Kỹ năng C và Objective-C
Kỹ năng mềm
- Giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và linh hoạt.
- Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực của đời sống, không riêng gì ngành này.
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh và tốt nhất.
- Kỹ năng lên kế hoạch để công việc luôn được giải quyết theo tuần tự, từ lớn đến nhỏ.
- Nghiên cứu những cái mới để áp dụng vào thực tiễn.
- Biết quản trị dự án để dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.
- Am hiểu dịch vụ khách hàng để tìm ra những mối hợp tác tiềm năng.
- Làm việc nhóm để tăng hiệu quả trong công việc
Những câu hỏi phỏng vấn hay gặp khi đi xin việc CNTT
- Bạn có review code không? Ai review? Review ra sao?
- Nói ngắn gọn về OOP/OOD Bạn dùng nguyên tắc thiết kế nào với OOP/OOD?
- Nói ngắn gọn về UML. Bạn vẽ loại thiết kế nào với UML?
- Bạn có phải là full stack dev không? Bạn làm gì ngoài việc lập trình?
- Source control system bạn đang dùng. Mô tả về thói quen/flow bạn dùng nó (svn, git…)
- Developer testing: Bạn làm test như thế nào?
- Hãy kể về một vài mâu thuẫn giữa developers và tester mà bạn đã gặp. Bạn xử lý ra sao?
- Hãy kể về một số design pattern bạn thường gặp và thường sử dụng.
Top website CNTT hàng đầu Việt Nam giúp bạn tự học, cập nhật kiến thức
- http://www.tinhte.vn
- http://www.vn-zoom.com
- http://www.pcworld.com.vn
- http://www.tech24.vn
- http://www.echip.com.vn
- http://www.genk.vn
- http://www.benhvientinhoc.com
- http://www.taiphanmem.com.vn
Xin việc ngành công nghệ thông tin sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như bạn nắm được những điều cơ bản mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết. Để trở thành một cá nhân xuất sắc, ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn nên nghiêm túc trong việc học tập. Sau khi ra trường muốn công việc ổn định thì phải luôn trau dồi kiến thức cho bản thân, bởi công nghệ thông tin biến đổi linh hoạt từng ngày, từng giờ, nếu không cập nhật thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt hậu.
Nguồn: https://timviec.com.vn